Cảm cúm là gì? Khi bị cảm cúm nên và không nên làm gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chuyên gia của Cojecamcum.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Cảm cúm là gì?
Bệnh cảm cúm là một loại virút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp (mũi, cổ họng, các xoang và phổi). Mặc dù với nhiều người, bệnh cảm cúm thường chỉ kéo dài từ 1-2 tuần, nhưng với trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính sẽ trở nên rất nguy hiểm.
Một số thống kê gần đây cho thấy, trung bình người lớn bị cảm cúm từ 2 – 4 lần/năm Trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo có thể có cảm cúm nhiều hơn, từ 6-10 lần/năm. Cảm cúm thường kéo dài khoảng 7 ngày sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng lâu khỏi hoặc trở nên xấu đi, hãy đến ngay bệnh viện để khám. Các biến đổi bệnh lý liên quan đến cảm chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp trên. Nếu không được chữa trị kịp thời, các virus cảm sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm cúm
Dù hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm cúm thông thường, nhưng rhinovirus được xác định là “thủ phạm” phổ biến nhất và nó rất dễ lây từ người này sang người khác.
Triệu chứng cảm cúm cũng giống như cảm lạnh thông thường, nhưng nó xảy ra nhanh chóng và nghiêm trọng hơn. Người bị cảm cúm thường có những triệu chứng như: Mệt mỏi toàn thân, đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, chảy nước mắt, da nóng và ửng đỏ, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi…
Những điều nên và không nên làm khi bị cảm cúm
Bây giờ các bạn đã biết cảm cúm là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm cúm. Vậy khi bị cảm cúm, bạn nên và không nên làm gì để nhanh khỏi bệnh? Theo các bác sĩ, người bị cảm cúm tốt nhất nên nghỉ ngơi ở nhà, đừng cố gắng đi làm hoặc đến nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.
Đồng thời, hạn chế dùng các chế phẩm từ sữa giàu chất béo như pho mát, bơ. Vì khi bị cảm cúm, hệ thống tiêu hóa bịẽ suy giảm chức năng, khó tiêu hóa. Do vậy, nếu tiếp tục nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống sữa chua hoặc sữa bò với một lượng thích hợp để bổ sung protein cho cơ thể. Lưu ý: Không nên uống sữa lạnh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Bạn có thể tham khảo cách điều trị cảm cúm dưới đây:
+ Ăn uống đủ chất: Tăng cường bổ dung các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất selenium,vitamin C vào thực đơn ăn uống hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
+ Uống nhiều nước: Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị cúm, bạn nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, súp, cháo…), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp chiếc mũi đang bị tắc nghẽn trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn.
+ Rửa tay thường xuyên: Khi bị cảm cúm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh.
+ Súc miệng nước muối: Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.
+ Sử dụng Coje cảm cúm: Để điều trị cúm nhanh chóng, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm siro Coje cảm cúm. Các thành phần Paracetamol, Phenylephrine HCl và kháng histamin trong Coje giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng cảm cúm thông thường. Không chỉ trị cúm nhanh chóng, Coje còn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng vì không chứa kháng sinh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh cảm cúm: Cảm cúm là gì? Nguyên nhân triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả. Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc mỗi ngày! Gọi ngay Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua Coje cảm cúm cũng như cách dùng.