Viêm mũi họng cấp là một loại bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Để hiểu rõ và sâu hơn về loại bệnh này, đừng bỏ qua bài viết cẩm nang về bệnh viêm mũi họng của chúng tôi!
Mục lục
Bệnh viêm mũi họng cấp là gì?
Bệnh viêm mũi họng cấp là một trong những căn bệnh thường gặp nhiều nhất trong số các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết đang trở lạnh như hiện nay. Đối tượng thường mắc bệnh này chủ yếu là trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi.
Bệnh viêm mũi họng cấp hình thành do niêm mạc mũi họng bị sưng viêm bởi các tác nhân vi khuẩn, virus có hại tấn công. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây khó chịu cho người bệnh, đồng thời, cha mẹ cũng cần phải cẩn thận với một số biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ.
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm mũi họng cấp?
Theo các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi họng cấp tính. Trong đó phải kể đến nguyên nhân như: thay đổi thời tiết đột ngột, thời tiết mưa ẩm hay chuyển lạnh, khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than củi, bụi bẩn. Bên cạnh đó, bệnh viêm mũi họng cấp mủ còn do virut (sởi, cúm, adenovirus…), vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu, hemophillus influenzae…) gây nên.
Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (candida).
Triệu chứng thường gặp và diễn biến của bệnh viêm mũi họng cấp
Khi bị viêm mũi họng cấp, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: hắt hơi, sổ mũi, mỏi chân tay, nhức đầu. Tiếp đó là các biểu hiện nặng hơn: sốt hoặc sốt cao lên đến 39 – 40 độ C; người bệnh có cảm giác ớn lạnh, nuốt đau, người đau mỏi, ăn ngủ kém. Đặc biệt, khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm họng.
Trường hợp viêm họng do virut thì có các biểu hiện như: ho, chảy mũi, tiêu chảy, viêm kết mạc, phát ban dạng virus. Nếu người bệnh có ít nhất một trong các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến bệnh viêm mũi họng cấp xuất tiết do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A: amidan sưng họng đỏ, có chất xuất tiết trắng và sưng đau hạch cổ, sốt trên 38,5 độ C,… Đây là một chứng bệnh nguy hiểm vì nguy cơ gây biến chứng nặng nề. Trường hợp này cần được điều trị đúng và đủ liệu kháng sinh để dự phòng các biến chứng thấp khớp cấp có thể ảnh hưởng đến tim sau này rất khó chữa.
Vì vậy, khi có biểu hiện viêm họng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác bệnh.
Trường hợp viêm tai mũi họng cấp do virut thì có các biểu hiện như: ho, chảy mũi, tiêu chảy, viêm kết mạc.
Làm thế nào để điều trị bệnh viêm mũi họng đúng cách và khoa học nhất?
Bệnh viêm mũi họng cấp thường diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày. Nếu sức đề kháng tốt, người bệnh sẽ khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng viêm mũi họng cấp như viêm mũi, viêm tai, viêm phế quản và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.pyogenes).
Theo các bác sĩ trên thực tế, viêm mũi họng là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp chủ yếu là virut, thuốc kháng sinh không có tác dụng vì vậy người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ không được tự ý dùng kháng sinh.
Việc điều trị viêm mũi họng cấp chủ yếu là điều trị theo triệu chứng, có thể cho người bệnh dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol khi sốt cao từ 38,5 độ trở lên, nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Dùng các thuốc tây y hoặc đông y nếu ho nhiều. Có thể dùng hoa hồng, mật ong hấp đường, chanh, gừng cho trẻ uống để chữa ho.
Chăm sóc cho người bị viêm mũi họng cấp như thế nào?
Bệnh nhân nhức mỏi cơ thể cần nghỉ ngơi, nếu bị sốt cần bù nước và chất điện giải bằng cách uống dung dịch oresol (ORS) theo đúng tư vấn của bác sĩ hoặc trên bao bì. Ngoài ra, khi mắc viêm mũi họng cấp, người bệnh cần tăng cường ăn các các chất dinh dưỡng, thức ăn nên dùng loại nhuyễn, mềm, dễ nuốt, ăn nhiều hoa quả và rau củ.
Bên cạnh đó, người bệnh cần được giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín, tránh gió lùa, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc miệng và họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. Nằm ngủ cần tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya. Đối với người lớn, cần tập thể dục nhẹ nhàng, chú ý tuyệt đối không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài nhất là đối với trẻ em.
Bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Coje cảm cúm để trị dứt điểm căn bệnh viêm mũi họng cấp vốn mang lại rất nhiều phiền toái. Với các thành phần Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin sẽ giúp người bệnh giảm phù nề, xung huyết, tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi, hắt hơi,… siro Coje không chỉ hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng mà còn an toàn cho người sử dụng vì không chứa kháng sinh.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn thêm về bệnh viêm mũi họng cấp cũng như cách dùng siro Coje bạn nhé.