Cảm cúm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút gây ra, lan truyền qua các giọt nước nhỏ khi ho, hắt hơi và nói chuyện. Đây là bệnh lây truyền rất dễ dàng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ- những người có sức đề kháng yếu. Nếu gia đình có người bị cảm cúm, thì chỉ vài ngày sau, những thành viên khác trong nhà cũng có nguy cơ bị bệnh. Vậy, cảm cúm lây qua đường nào? Cách phòng ngừa để không bị lây cúm?
Cảm cúm lây qua đường nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực ra, cảm cúm là một bệnh lý đường hô hấp do vi rút gây ra. Đây là một loại bệnh có khả năng lây rất cao và thường lây lây nhiễm từ người bệnh này sang người khác chủ yếu qua 2 con đường sau:
+ Hít thở: Người bị cảm cúm thường có những triệu chứng như hắt hơi, ho. Do đó, các loại vi rút gây bệnh cũng theo ra bên ngoài, tìm cơ hội xâm nhập vào cơ thể của những người khác. Thời gian lây cảm cúm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường, từ đó vi rút sinh sôi, phát triển và lại tiếp tục lây nhiễm sang người khác nếu có cơ hội được phát tán trong không khí.
+ Do chạm tay vào các đồ vật, vật dụng mà người bị cảm cúm đã từng chạm vào cách đây không lâu: Nếu người bệnh chạm vào điện thoại, cốc nước mặt bàn, đũa, bát,… các virus từ cơ thể sẽ bám vào các loại vật dụng này. Khi có bất kỳ ai chạm vào, chúng nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và phát triển, gây ra bệnh cảm cúm.
Nhiều người còn chưa biết virus cảm cúm lây qua đường nào? Không chỉ dễ lây truyền từ người này sang người khác, bệnh cảm cúm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang mũi, viêm phế quản, viêm phổi,… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vậy, bệnh cảm cúm có bị lây không, những ai dễ bị lây nhất? Hai đối tượng dễ bị cảm cúm tấn công chính là trẻ nhỏ và người già do sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu. Do đó, tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm để vi rút không lây lan rộng rãi. Hãy đến bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng bị cúm.
Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ?
Có thể chăm sóc trẻ tại nhà hoặc đưa đến bệnh viện tùy thuộc vào những dấu hiệu sau đây:
– Trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày nhưng không giảm là dấu hiệu phải đưa trẻ đến bác sĩ.
– Mất nước: mắt trũng xuống, tiếu ít, miệng và lưỡi khô là những điều mà bậc phụ huynh cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở khó, lồng ngực lõm xuống là dấu hiệu cho thấy bệnh cảm cúm đã biến chứng sang suy hô hấp và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ thì cần phải thực hiện những điều sau đây:
– Bổ sung dinh dưỡng là cách đơn giản và hiệu quả nhất khi trẻ bị cảm cúm. Cho trẻ bú mẹ liên tục trong 6 tháng đầu đời.
– Nếu con đã đến độ đuổi ăn dặm thì nên bổ sung vitamin thông qua các loại trái cây tươi. Đồng thời cũng phải cung cấp cho trẻ sơ sinh nhiều khoáng chất cần thiết như kẽm, sắt để tăng cường sức đề kháng.
Một biện pháp khác để phòng ngừa bệnh cảm cúm ở trẻ là bổ sung Probiotics, loại khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Chúng cũng là thành phần cốt yếu tạo nên tế bào miễn dịch trong cơ thể. Lưu ý cuối cùng là giữ ấm tốt nhất cho trẻ vào mùa lạnh, hạn chế tiếp xúc với trẻ khi đang mắc bệnh cảm cúm.
Cách phòng bệnh cảm cúm
Bạn đã biết cảm cúm lây qua đường gì, để phòng ngừa và không bị lây cảm cúm, mẹ cần thực hiện những điều sau:
– Chủ động phòng ngừa bệnh cảm cúm bằng cách tiêm phòng vắc xin hàng năm trước mùa cúm.
– Khi đã bị mắc cúm, nên nghỉ ngơi.
– Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi và ho, bỏ vào thùng rác ngay sau khi sử dụng.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng cũng là cách phòng bệnh cảm cúm cũng như các bệnh truyền nhiễm hiệu quả.
– Tránh lấy tay chạm vào mắt, mũi, miệng.
– Lau chùi thường xuyên các vật dụng hoặc bề mặt có thể bị lây nhiễm.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với người không bệnh để hạn chế lây cho họ.
– Bổ sung chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng, ưu tiên ăn nhiều các loại trái cây, rau củ giàu vitamin, khoáng chất.
– Tập thể dục đều đặn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
– Rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi ra ngoài về nhà.
– Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Cảm cúm lây qua đường nào?, hy vọng . Nếu không may bị lây nhiễm cảm cúm, bạn có thể tham khảo phương pháp trị cảm cúm hiệu quả và an toàn được rất nhiều người lựa chọn hiện nay đó là Coje cảm cúm. Nhờ chứa các thành phần Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin nên siro Coje có khả năng điều trị chứng cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau cơ… nhanh chóng.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn