Các cách giảm sổ mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng, các mẹ sẽ có thêm kiến thức, biết thêm nhiều mẹo hay để bảo vệ và chăm sóc con yêu sớm bình phục.
Sổ mũi không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn có thể gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng khoang mũi, viêm phế quản, viêm phổi và viêm đường hô hấp. Đây là các bệnh rất khó chữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên coi thường những đợt sổ mũi kéo dài và cần chú ý điều trị dứt điểm ngay khi trẻ mới có dấu hiệu bị.
Thông thường, khi thấy con bị sổ mũi, các mẹ sẽ tự ý đi mua thuốc về cho con uống với để con không bị khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ điều này là hoàn toàn không nên vì một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng, thậm chí còn gây rất nhiều tác dụng phụ không đáng có. Do vậy, trước khi quyết định cho con uống thuốc, các mẹ có thể áp dụng một số cách giảm sổ mũi cho trẻ an toàn dưới đây:
Mục lục
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Khi thấy nước mũi của con có màu trắng trong, các mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 0,9%, mỗi bên mũi 3-4 giọt và nhỏ mỗi ngày 4-5 lần. Các bước nhỏ mũi cụ thể như sau:
+ Làm ấm nước muối sinh lý.
+ Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.
+ Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi bên mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2-3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ từ 4-5 giọt.
+ Để bé nằm im khoảng 30 giây để nước thấm vào làm loãng chất nhầy trong hốc mũi.
+ Làm sạch hốc mũi: Nếu trẻ lớn biết xì mũi, hãy cho bé ngồi dậy và xì mũi ra. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được, dùng dụng cụ hút để hút các chất nhầy trong hốc mũi.
Lưu ý khi vệ sinh mũi bằng nước muối:
– Nên mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc. Không nên tự pha nước muối vì tỉ lệ pha sẽ không chuẩn.
– Không được dùng tay bịt 2 bên mũi để hỉ mũi. Cách hỉ mũi này sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, làm dịch mũi di chuyển lên tai, xoang…
– Không dùng miệng hút mũi cho trẻ vì khoang miệng người lớn nhiều vi khuẩn sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Cách giảm sổ mũi cho trẻ – Vỗ nhẹ lưng bé
Một trong những cách giảm sổ mũi cho trẻ hiệu quả và an toàn được bác sĩ khuyên dùng đó là vỗ nhẹ lưng bé.
Theo đó, các mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối hoặc đùi của mình, nghiêng người về phía trước 30 độ, bàn tay nắm lại vỗ nhẹ nhàng trên lưng. Các động tác vỗ nhẹ vào lưng bé sẽ giúp làm lỏng chất nhầy khiến trẻ thở dễ dàng hơn.
Sử dụng tinh dầu tràm
Các mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho trẻ bôi vào lòng bàn tay, gan bàn chân, cổ, ngực,…để giữ ấm cho bé. Đồng thời, đổ một ít tinh dầu tràm ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này sẽ giúp làm giảm nghẹt mũi và chữa sổ mũi hiệu quả.
Uống nước gừng và mật ong
Để có được hỗn hợp nước gừng và mật ong, các mẹ thực hiện theo cách sau: Rửa sạch 1 miếng gừng nhỏ, bỏ vỏ rồi đem giã nát. Cho vào đun với một chút nước và 1 muỗng canh mật ong. Khuấy đều rồi cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 thìa cà phê.
Lưu ý: Không dùng cách giảm sổ mũi bằng gừng và mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cho trẻ uống siro
Với trẻ từ 2 tuổi, mẹ nên cho con uống thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi dạng siro như Coje cảm cúm để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, …giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, dễ chịu và mau khỏi hơn.
Coje có dạng siro, vị ngọt và hương dâu nên các bé rất thích, các mẹ sẽ không phải tốn công nịnh hay ép con uống thuốc. Chỉ cần uống 2-3 lần/ngày sẽ giúp đường thở của con thông thoáng, dễ chịu giúp con nhanh chóng khỏe mạnh, chơi ngoan, ăn ngoan.
Hy vọng với các cách giảm sổ mũi cho trẻ, các mẹ sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm để loại bỏ chứng sổ mũi, giúp con yêu vui khỏe mỗi ngày. Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.