Các cụ đã có câu: “trời sinh voi ắt sinh cỏ”, không cần phải đi đâu xa, xung quanh ta luôn có những bài thuốc từ thiên nhiên chữa sổ mũi và ho có đờm cho bé vừa an toàn lại nhanh chóng.
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp ở trẻ em như sổ mũi, ho có đờm… Tình trạng sổ mũi và các cơn ho kéo dào không chỉ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn mà còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Nếu không muốn cho con sử dụng thuốc Tây y, các mẹ có thể tham khảo cách chữa sổ mũi và ho có đờm bằng Đông y dưới đây!
Mục lục
6 cách chữa ho có đờm an toàn và hiệu quả nhất
1. Nước vo gạo và rau diếp cá: Rửa sạch, 5 – 10 lá diếp cá rồi đem giã nhuyễn. Trộn với 1 bát nước vo gạo, đun sôi và đun nhỏ lửa khoảng 10-15 phút. Để nguội và lọc lấy nước cho bé uống. Uống 3 lần/ngày (sáng, trưa, tối). Tốt nhất nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Kiêng ăn cua, cá, tôm, thịt gà khi áp dụng cách chữa sổ mũi và ho có đờm từ rau diếp cá.
2. Đường nâu, gừng và tỏi: Cho 2 tép tỏi, 4 lát gừng và 1 miếng đường nâu cùng chút nước lọc vào đun sôi. Đun lửa nhỏ khoảng 5 phút, đẻ nguội rồi cho bé uống 2 lần/ngày.
3. Quất, gừng và mật ong: Mẹ cần chuẩn bị 5 quả quất xanh, 5 thìa canh mật ong, 1 miếng gừng. Cách thực hiện như sau: Gừng cạo sạch vỏ, xắt miếng, quất bóc lấy vỏ. Cho tất cả cho vào bát cùng mật ong và hấp cách thủy. Chắt lấy nước cốt cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 1-2 thìa canh.
4. Hoa hồng trắng: Cánh hoa trắng rửa sạch, trộn với đường phèn và nước lọc, cho vào nồi hấp cách thủy. Uống 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần thìa cà phê.
5. Nho khô và đường phèn: Nghiền nát nho khô, trộn với đường phèn cùng một chút nước. Hấp cách thủy rồi cho bé uống. Tốt nhất là uống trước khi đi ngủ và uống 3 lần/ngày.
6. Củ hành tăm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, củ nén có tính kháng sinh, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, tiêu hóa, chống sình bụng, ho, cảm cúm, viêm họng và ung thư.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10 – 15 củ nén; 1 bát rượu trắng; đường phèn. Cách chữa sổ mũi và ho có đờm từ củ nén: Củ nén giã nhuyễn rồi trộn đều với đường phèn. Cho vào nồi hấp cách thủy, chắt lấy nước rồi cho bé uống. Ngoài ra, mẹ cũng có thể giã củ nén cho vào rượu và xào nóng lên. Đắp vào dưới lòng bàn chân sẽ giúp giảm ho nhanh chóng.
3 cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả ngay tại nhà
– Cách 1: Khi trẻ bị sổ mũi, việc đầu tiên mẹ cần làm đó là sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày tốt nhất là trước khi cho bé ăn. Trường hợp nếu nước mũi quá nhiều và đặc khiến bé khó thở, các mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi, hút từng bên mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
– Cách 2: Việc tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng các chất nhầy trong mũi, mũi thông thoáng sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn. Mtẹ có hể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào chậu và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.
– Cách 3: Sử dụng dầu mè, dầu ôliu bôi vào phần mềm bên trong lỗ mũi. Việc này sẽ giúp niêm mạc mũi khỏe mạnh, tống đầy vi khuẩn ra ngoài và hết sổ mũi.
6 bí quyết giúp mẹ trị nghẹt mũi vào ban đêm ở trẻ
Cách chữa sổ mũi và ho có đờm bằng siro Coje cảm cúm
Ngoài việc sử dụng các phương pháp Đông y để chữa sổ mũi và ho có đờm cho con, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Coje cảm cúm. Không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, sổ mũi…, siro Coje còn đảm bảo an toàn, không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho người sử dụng vì không chứa kháng sinh.
Coje vị dâu, thơm ngon, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Cho trẻ uống siro Coje từ 5 – 7 ngày cho bé hết hẳn. Sau 3-4 ngày uống thuốc, nếu bé không giảm được 50 % thì mẹ cần cho con đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.