Do sức đề kháng còn non yếu nên trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về mũi, trong đó phổ biến nhất là nghẹt mũi. Vậy nguyên nhân khiến bị hay bị nghẹt mũi khi nằm là gì? Các mẹ cần làm khi thấy con bị ngạt mũi? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Các mẹ cần biết: Cách giảm sổ mũi an toàn giúp trẻ sớm bình phục
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khi nằm
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi phải kể đến đầu tiên là do nhiễm khuẩn. Do sức đề kháng có thể còn non yếu, nên trẻ dễ bị các loại vi rút, vi khuẩn tấn công gây nghẹt mũi, sổ mũi và cảm lạnh. Bên cạnh đó, mũi củ trẻ nhỏ và đang phát triển nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến bé bị nghẹt mũi. Trẻ bị dị ứng với bụi, khói, lông thú cũng là nguyên nhân gây ngạt mũi khi nằm.
Thông thường, nghẹt mũi do dị ứng hay nhiễm khuẩn thì dịch mũi có màu trong và chỉ thường kéo dài 2-3 ngày là tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ bi nghẹt mũi do viêm xoang, nhiễm khuẩn thứ cấp hay trào ngược axitt, dịch mũi sẽ có màu vàng hoặc xanh thì có thể kéo dài đến 2 tuần.
Các bác sĩ cảnh báo, nếu tình trạng nghẹt mũi không tự khỏi sau 2 tuần, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, phòng tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé do nghẹt mũi kéo dài.
Các mẹo “đánh bay” mũi bị ngạt khi nằm
Khi thấy trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ không nên mua thuốc về cho con uống mà hãy thực hiện theo các cách dưới đây:
+ Vệ sinh mũi và hút sạch dịch mũi: Điều đầu tiên cha mẹ cần làm cho con đó là vệ sinh mũi; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi; làm mềm vẩy cứng bằng nước muối sinh lý 0,9% để có thể đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Việc này giúp trẻ dễ thở, loại bỏ các mầm bệnh, cải thiện hiệu quả tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Nếu dịch nhầy quá nhiều, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi nhưng cần làm theo đúng hướng dẫn của bác, không nên làm dụng hút quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
+ Kê cao gối cho trẻ khi nằm: Để khắc phục tình trạng bị nghẹt mũi khi nằm, giúp bé thở dễ dàng hơn, mẹ nên kê cao gối của bé hơn thường ngày. Đồng thời, mẹ dùng mu bàn tay day day nhẹ 2 bên cánh mũi, chắc chắc bé sẽ dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
+ Sử dụng máy làm ẩm: Việc đặt bình xông hơi hoặc máy làm ẩm sẽ làm tăng độ ẩm trong không khí trong phòng, các chất dịch nhầy trong mũi loãng hơn sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.
+ Giữ môi trường sạch sẽ: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ giường chiếu của bé và cả trong phòng. Nếu bật điều hòa, mẹ không nên để chế độ quá lạnh, còn nếu sử dụng quạt thì không nên để quạt thẳng vào người bé.
+ Uống siro : Hiện đã có siro chuyên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi như siro Coje. Bạn có thể cho uống sau khi rửa mũi, nên dùng song song với phương pháp rửa mũi để con cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn. Siro Coje có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.
Tham khảo thêm 8 mẹo giảm nghẹt mũi cho bé nhanh chóng và hiệu quả nhất
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.