Câu hỏi: Bé trai nhà tôi năm nay 10 tuổi nhưng rất hay bị nghẹt mũi khi trời lạnh và thay đổi thời tiết. Tôi không muốn cho cháu uống thuốc vì sợ gây hại đến sức khỏe của cháu nên muốn học phương pháp bấm huyệt chữa nghẹt mũi. Vậy nghẹt mũi bấm huyệt nào? Cách bấm huyệt như thế nào thưa bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Đinh Tiến Mạnh, 31 tuổi, Vĩnh Phúc)
Trả lời:
Anh Mạnh thân mến!
Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về cách bấm huyệt chữa nghẹt mũi như anh đã hỏi, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng thường gặp khi giao mua, khi bị cảm lạnh và sốt. Để loại bỏ tình trạng này, có thể nhỏ thuốc hoặc dùng bơm tiêm dụng cụ hút sạch mũi (ở trẻ nhỏ), hít nước qua mũi. Ngoài ra, có thể thực hiện một phương pháp đơn giản mà rất hiệu quả đó là bấm huyệt.
Nghẹt mũi hai bên ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Vậy nghẹt mũi bấm huyệt nào?
Anh Mạnh thân mến! Các huyệt mà anh có thể bấm để giảm nhanh chứng nghẹt mũi gồm: nghinh hương, ấn đường, thượng tinh, và hợp cốc. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn anh chi tiết cách bấm 2 huyệt này, anh có thể tham khảo và áp dụng bấm huyệt cho con trai của mình.
+ Huyệt ấn đường: Vị trí của huyệt ấn tượng là nẳm ở giao điểm đường thẳng nối thẳng 2 đầu lông mày với đường chính trung. Công dụng của huyệt này là định thần chí và trừ phong nhiệt. Khi tác động vào huyệt ấn đường, dịch mũi sẽ được giải phóng ra ngoài nhanh chóng, mũi trở nên thông thoáng và giảm nghẹt mũi hiệu quả. Anh nên bấm huyệt ấn tượng 30-40 lần cho đến khi trán nóng lên thì mũi sẽ được thông. Bất cứ lúc nào thấy tình trạng nghẹt mũi tái phát, anh đều có thể bấm huyệt này để giúp com giảm bớt khó chịu.
+ Huyệt nghinh hương: Huyệt nghinh hương chính là đáp án tiếp theo cho câu hỏi nghẹt mũi bấm huyệt nào?Huyệt này nằm ở cạnh cánh mũi, cách 2 cánh mũi khoảng 0,8 cm. Việc thực hiện các động tác day nhấn vào huyệt nghinh hương có công dụng tán phong, thông tỷ khiếu, giúp chữa các bệnh ngạt mũi và viêm mũi khá hiệu quả…
+ Huyệt thượng tinh: Nằm ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc khoảng 1-1,5 cm, bấm huyệt thượng tinh giúp đánh bay nghẹt mũi hiệu quả.
+ Huyệt hợp cốc: Huyệt hợp cốc là huyệt nằm giữa ngón trỏ và ngón cái. Việc tác động vào huyệt này có tác dụng thông khí và chữa cảm mạo.
Hướng dẫn cách bấm huyệt để chữa nghẹt mũi
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn anh Mạnh cách bấm từng huyệt để chữa nghẹt mũi hiệu quả nhanh nhất:
– Huyệt nghinh hương: Nếu bị nghẹt mũi phải, anh hãy dùng ngón tay xoa bóp huyệt nghinh hương bên phải. Trường hợp nghẹt mũi trái, hãy xoa bóp huyệt nghinh hương bên trái. Anh cũng có thể thoa thêm dầu cao nóng để làm tăng hiệu quả.
– Huyệt thượng tinh và ấn đường: Sử dụng ngón tay giữa và trỏ và đặt lên huyệt ấn đường hoặc thượng tinh rồi vuốt mạnh thẳng xuống 2 đầu trong cung lông mày khoảng 40 lần.
– Huyệt hợp cốc: Lấy ngón tay cái của tay phải ấn mạnh vào huyệt hợp cốc của bàn tay trái trong 3 phút, sau đó chuyển sang bấm bên tay trái để trị nghẹt mũi.
Lưu ý: Nên bấm huyệt 1-2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 7-10 ngày.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: nghẹt mũi bấm huyệt nào của anh Mạnh. Ngoài phương pháp bấm huyệt, anh Mạnh có thể tham khảo và cho con sử dụng sản phẩm siro Coje để giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi. Anh có thể dùng song song với phương pháp bấm huyệt để con cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn. Siro Coje có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ hay bất cứ nguy hiểm nào cho sức khỏe của trẻ.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng