Khi thấy trẻ nghẹt mũi, mẹ đừng nghĩ đây là một chứng bệnh phổ biến, đơn giản và hoàn toàn vô hại. Bởi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, nghẹt mũi có thể trở thành chứng bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết cho các mẹ về chứng nghẹt mũi nguyên nhân và điều trị.
Tìm hiểu cấu tạo của hốc mũi và những tác hại của nghẹt mũi
Trước tiên, chúng ta hãy cùm tìm hiểu một chút về cấu tạo của hốc mũi. Hốc mũi được ví như một “căn phòng” có cả cửa trước, cửa sau và vách ngăn cách ở giữa để chia mũi thành 2 phần bằng nhau. Do có ba xương cuốn mũi bám vào thành hốc ngoài mũi nên bên trong mũi có cấu tạo gồ ghề.
Lớp niêm mạc lót trong hốc mũi chứa rất nhiều mạch máu, niêm mạc xương cuốn dưới, hệ thống lông chuyển và giữa có nhiều xoang mạch. Chức năng của lớp niêm mạc này là lọc sạch, làm ẩm và làm ấm không khí. Không khí lạnh, khô hoặc không sạch khi đi vào đường mũi sẽ trở nên ẩm ướt, ấm áp, bụi bẩn được giữ lại nên sạch sẽ hơn, tránh gây các tổn thương tới phổi và đường hô hấp trên.
Vậy nghẹt mũi có những tác hại gì? Nghẹt mũi là hiện tượng 1 hoặc cả 2 lỗ mũi bị dịch nhầy bịt kín, khiến trẻ thở khó khăn. Do đó, trẻ buộc phải thở bằng miệng, không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh nên dễ gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp dẫn đến viêm thanh quản, viêm họng, viêm khí quản và viêm phổi. Miệng tiếp xúc với không khí sẽ bị khô, mất nước khiến trẻ khó chịu. Không chỉ vậy, nghẹt mũi còn ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ, khiến trẻ ngủ không ngon và sâu giấc.
Đáng nói, một số trường hợp nghẹt mũi còn khiến trẻ bị giảm khả năng nghe, ù tai do mủ đọng và viêm phù nề, làm tắc nghẽn đường thông giữa tai và mũi. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở mũi có thể lan đến mắt, gây viêm màng tiếp hợp, viêm túi lệ và viêm mí mắt. Đặc biệt, nghẹt mũi mãn tính có thể gây biến dạng gương mặt và hình thể như: cằm nhô, răng vẩu, hẹp hàm ếch, lồng ngực xẹp… Thiếu không khí do nghẹt mũi khiến trẻ trở nên kém linh hoạt, chậm chạp, nhức đầu và khó tập trung.
Nghẹt mũi nguyên nhân và điều trị hiệu quả
Trong phần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin về nghẹt mũi nguyên nhân và điều trị. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các mẹ của thêm kiến thức để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi:
Có rất nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
– Do dị tật bẩm sinh: Nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh do có một lớp màng hay mảnh xương bít kín cửa sau của mũi, khiến trẻ không thở được. Do phản xả thở bằng miệng chưa hoàn thiện nên nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp.
– Viêm nhiễm: Nghẹt mũi cũng có thể là triệu chứng để nhận biết khi bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi họng…
– Có khối u: Khối u ác tính hay lành tính, polyp cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng nghẹt mũi.
– Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Nguyên nhân này thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trẻ tự nhét vào mũi các đồ vật như sáp màu, hạt lạc, cúc áo,…
– Rối loạn cảm giác ở mũi: Người bệnh bị mất cảm giác tại mũi thường cảm thấy nghẹt mũi dù đường thở vẫn thông thoáng.
Cách điều trị nghẹt mũi ở trẻ
Để giảm bớt những khó chịu cho trẻ khi bị nghẹt mũi, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:
– Vệ sinh và làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Nước muối giúp làm loãng dịch nhầy, làm mềm vảy cứng trong mũi, từ đó đào thải chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Khi mũi thông thoáng trẻ sẽ dễ thở hơn, đồng thời đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng hoạt động và sinh hoạt của trẻ.
– Bế bé ở tư thế đứng thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, tắm cho bé bằng nước ấm, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ…
– Để tăng sức đề kháng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, mẹ hãy cố gắng cho trẻ ăn và bú bình thường. Đồng thời cho bé uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin nếu bé đã ăn dặm.
– Cho con uống siro Coje: Là siro trị cảm cúm nên Coje giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng và dứt điểm. Coje không chứa kháng sinh, có vị ngọt dịu, dạng nước nên vừa tiện lợi cho mẹ vừa hiệu quả cho bé. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
– Mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về cho con uống. Nếu mua cần tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc mẹ có thể dùng để trị nghẹt mũi cho bé.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với các mẹ những thông tin về nghẹt mũi nguyên nhân và điều trị. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, khi thấy trẻ bị nghẹt mũi, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là thực hiện các biện pháp đơn giản như đã chia sẻ ở trên. Nếu tình trạng nghẹt mũi không thuyên giảm hoặc nặng thêm, bố mẹ hãy đưa bé tới các trung tâm y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.