Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm, khói bụi khiến nhiều người mắc phải cảm cúm, đặc biệt là trẻ em.Tuy nhiên, việc tự ý mua các loại thuốc kháng sinh về cho con uống mà không đến các cơ sở y tế khám là tình trạng không hiếm gặp tại Việt Nam. Vậy cảm cúm có nên dùng kháng sinh? Hãy lắng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia sức khỏe để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé!
Mục lục
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp do vi rut cúm gây ra và có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có nước bọt, nước mũi của người bệnh, bệnh có thể lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi hắt hơi, ho hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
Bệnh cảm cúm rất dễ lây lan, 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền vi rút cho người khác và tiếp tục truyền lan trong những ngày tiếp theo. Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém là những đối tượng dễ bị cảm cúm.
Theo các chuyên gia sức khỏe, cảm cúm xảy ra quanh năm, đặc biệt nhiều nhất là từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Nguyên nhân chính là do thời tiết ẩm thấp đột ngột, thay đổi thất thường từ nóng chuyển sang lạnh, cơ thể con người không kịp thích ứng nên dễ bị cảm cúm.
Các triệu chứng của cảm cúm thông thường sẽ xuất hiện 1-3 ngày sau khi nhiễm vi rút. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hoặc rát họng, tiếp đó là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Trong đó, triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và 3. Đau nhức toàn thân, ho là 2 triệu chứng tiếp theo xuất hiện. Cảm cúm thường kéo dài trong khoảng 1 tuần là khỏi. Vậy trẻ bị cảm cúm có nên uống kháng sinh không?
Trẻ bị cảm cúm có nên dùng kháng sinh?
Khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh về cho con uống mà không cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ có khả năng kìm hãm và tiêu diệt được vi khuẩn, hoàn toàn không có tác dụng đối với vi rút. Do vậy, việc tự ý mua và điều trị kháng sinh khi bị cảm cúm là không đúng và sẽ không giúp bệnh thuyên giảm.
Không chỉ vậy, biểu hiện chính của bệnh cảm cúm là ho, sốt, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy nếu chưa chẩn đoán chính xác được bệnh đã tự ý điều trị bằng kháng sinh càng khiến bệnh trở nên nặng hơn, đặc biệt là làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Điều đáng nói, việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, ban đỏ,… trong khi bệnh cảm cúm vẫn không khỏi.
Khi nào được sử dụng kháng sinh trị cảm cúm?
Theo các chuyên gia sức khỏe, trong trường hợp trẻ bị cảm cúm thông thường, không bị bội nhiễm vi khuẩn thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh trị cảm cúm khi xác định trẻ bị nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, tránh gây hại đến cơ thể của trẻ.
Các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nếu trẻ bị cúm nhẹ, bố mẹ có thể chữa trị ở nhà bằng cách súc miệng nước muối, uống nhiều nước kết hợp chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, nếu thấy con bị ho nhiều, khó thở, tức ngực, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời vì rất có thể lúc này trẻ đã bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Những bội nhiễm thường gặp là nhiễm trùng hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi làm bệnh kéo dài và việc điều trị cũng phức tạp, tốn kém hơn.
Cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?
Theo các bác sỹ chuyên khoa, 80% nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ là do vi rút, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Vì thế, việc sử dụng siro Coje cảm cúm là đáp án chính xác nhất cho câu hỏi cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Để điều trị các triệu chứng của cảm cúm vừa cho hiệu quả tốt lại rất an toàn, khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi và ho, mẹ hãy cho trẻ uống siro Coje ngay lập tức. Chỉ cần kiên trì uống 3-5 ngày, các triệu chứng ho và sổ mũi sẽ thuyên giảm rõ rệt, đặc biệt là khi đã khỏi thì rất ít khi tái lại.
Nếu trẻ chỉ bị cảm cúm sổ mũi mà chưa xuất hiện triệu chứng bị sốt thì bạn nên cho con uống 15ml/ngày, chia làm 3 lần, mỗi lần 5ml. Song song với đó, nên kết hợp vệ sinh và rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dịch nhầy trong mũi giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Một điều bố mẹ lo lắng nữa là thuốc cảm cúm có kháng sinh không? Các bác sĩ khuyến cáo, thay vì cho con uống kháng sinh, ngay khi thấy con có dấu hiệu bị cảm cúm, bên cạnh việc chăm sóc con thật tốt, bố mẹ hãy cho trẻ uống siro Coje cảm cúm không chứa kháng sinh. Coje chứa thành phần paracetamol, phenylephrine HCl và kháng histamin Coje giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm. Nếu uống khoảng 3-4 ngày mà tình trạng cảm cúm vẫn không thuyên giảm thì bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề: Cảm cúm có nên dùng kháng sinh? Hy vọng bố mẹ đã tìm được đáp án cho mình và biết đâu là cách chăm sóc con tốt nhất khi bị cảm cúm.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn cách dùng sản phẩm hiệu quả nhé.