Cảm cúm có nên cạo gió? Cạo gió là phương pháp dân gian được sử dụng phổ biến để trị bệnh cảm cúm hay, đau nhức cơ thể. Song, nếu không cẩn thận, phương pháp này sẽ gây ra những tai biến nguy hiểm.
Cảm cúm có nên cạo gió?
Cạo gió dựa theo học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền để phòng và chữa trị bệnh tật. Để tiến hành cạo gió, người ta thường dùng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và nhẵn nhụi như tiền kim loại, thìa nhôm,miệng chén, đĩa sứ, bát, lược, sừng trâu, nhẫn bạc,… để tác động lên các vị trí khác nhau trên cơ thể.
Thông thường, vị trí hay cạo gió là dọc 2 bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, dọc 2 bên cột sống rồi tỏa ra 2 bên mạng sườn, kín hết lưng. Nếu bị ho, ngứa cổ họng, người bệnh có thể cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng bị lạnh và đau, có thể cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên nên cạo thêm cẳng tay và cánh tay. Vậy khi nào nên cạo gió? Bị cảm cúm có nên cạo gió không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, không phải tất cả trường hợp bị bệnh và ốm đau đều có thể sử dụng phương pháp cạo gió. Phương pháp này chỉ phù hợp nhất khi bị cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo dịch và cảm mạo thông thường, tức cảm cúm, bệnh cúm.
Nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do 2 yếu tố, sức đề kháng của cơ thể giảm sút và do mầm bệnh như hàn, thử, phong,thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, hoa mắt, đau mình mẩy, chóng mặt…
Nguyên tắc cạo gió đúng cách để trị cảm cúm
+ Trước hết, cần phải chọn nơi kín gió, để người bệnh nằm thoải mãi, thư gian và tĩnh tâm.
+ Sát trùng dụng cụ cạo gió, tiếp đó thoa dầu gió lên vị trí cơ thể cần cạo gió.
+ Dùng lực vừa phải miết đều theo hướng 1 chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Ở vùng lưng, bạn có thể dùng lực mạnh hơn một chút.
+ Lần lượt cạo từ vùng này sang đến vùng khác cho đến khi thấy da ửng đỏ thì dừng lại.
+ Thời gian cạo mỗi bộ phận khoảng từ 3-5 phút. Nhiều nhất cũng không nên cạo quá 10 phút.
Một vài lưu ý khi cạo gió trị cảm cúm
– Cần cầm thẳng dụng cụ cạo gió, tuyệt đối không được cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết.
– Không cho người bệnh đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
– Sau khi cạo gió, nên cho người bệnh ăn 1 bát cháo, uống 1 cốc sữa hoặc 1 cốc trà gừng nóng rồi đắp chăn nằm nghỉ.
– Tuyệt đối cạo gió cho trẻ em bởi da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ xung huyết, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.
– Người bị bệnh tim, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió cũng không nên cạo gió.
– Trường hợp bị cảm lạnh nhưng cơ thể có biểu hiện suy nhược cũng không nên cạo gió để tránh mất huyết, vỡ mạch, ép cơ thể phải sản sinh ra huyết nhiều hơn.
Các bác sĩ lưu ý thêm, cạo gió là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa. Hiện đã có siro Coje cảm cúm không chứa kháng sinh, giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm nhờ các thành phần: Paracetamol tăng ngưỡng chịu đau, kiểm soát các triệu chứng nhức đầu, đau khớp, đau cơ; Phenylephrine HCl giảm phù nề, sung huyết, tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi; Kháng histamin giảm sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc.
Đọc đến đây chắc các bạn đã biết: Cảm cúm có nên cạo gió không? Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và sống vui mỗi ngày!
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.