Tổng hợp những thông tin mẹ cần biết về bệnh viêm mũi VA ở trẻ em

Viêm mũi VA là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác, nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi VA có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Viêm mũi VA là gì?

VA là 2 chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides’’. VA là tổ chức lymphô nằm ở vòm mũi họng thuộc vòng bạch huyết Waldayer. Thông thường, các trẻ em đều có VA từ khi sinh ra, VA phát triển mạnh từ 1-5 tuổi, sau đó teo dần đi khi trẻ lớn lên.

Viêm mũi VA ở trẻ
Viêm mũi VA ở trẻ

Viêm mũi VA là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi

Các triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi VA

Các bác sĩ cho biết, có dạng viêm VA ở trẻ em và tương ứng với mỗi dạng sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Viêm VA cấp tính:

Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi cho đến 4 tuổi nhưng đôi khi trẻ lớn hơn cũng có thể mắc phải. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm mũi VA cấp tính gồm:

+ Trẻ bị sốt 38-39 độ C, thậm chí có thể sốt cao hơn.

+ Chảy nước mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, sau đó chảy mũi nhầy, mủ.

+ Trẻ bị ngạt mũi, đặc biệt là khi trẻ ngủ hoặc bú mẹ.

+ Có thể kèm theo ho.

+ Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, hơi thở hôi.

Viêm VA mãn tính:

Chảy nước mũi trong hoặc nhày hoặc mũi mủ.

+ Ngạt mũi có nhiều mức độ khác nhau, ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn, trẻ phải thở bằng miệng, trẻ thường ngáy to khi ngủ với những cơn ngừng thở khi ngủ rất nguy hiểm.

+ Nếu viêm mũi VA mạn tính kéo dài, không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ bị thiếu oxy có thể gây nên những biến đổi đặc trưng trên gương mặt của trẻ.

dau-hieu-viem-va

Các dấu hiệu bé bị viêm mũi VA

Các biến chứng của viêm mũi VA ở trẻ em

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, bệnh viêm mũi VA ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dưới đây:

– Viêm phế quản: Đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh viêm VA. Do đó, nếu thấy trẻ sốt cao, ho nhiều dữ dội, thở nhanh và khò khè, khó thở, tím tái, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

– Viêm tai giữa: Biến chứng này thường có 2 loại: Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm VA cấp; viêm tai giữa thanh dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng của viêm VA mãn tính, loại viêm tai này ít nguy hiểm hơn loại viêm tai giữa mủ.

Ngoài 2 biến chứng thường gặp ở trên, viêm VA còn gây các biến chứng khác như: áp-xe thành sau họng, viêm thanh quản hạ thanh môn….

viem-tai-giua

Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp khi trẻ bị viêm mũi VA

Cách điều trị khi bé bị viêm mũi VA

Thông thường, viêm mũi VA không biến chứng sẽ được điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38oC; các thuốc nhỏ mũi (nước muối sinh lý hoặc argyrol 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn và làm khô); các thuốc làm loãng đờm giảm ho. Bên cạnh đó, việc làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên cũng rất quan trọng.

Bố mẹ chỉ được cho con dùng kháng sinh khi bác sĩ chỉ định những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng. Các trường hợp đã có biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản… bố mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám và điều trị triệt để.

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi VA gây ra các biến chứng nguy hiểm, mẹ nên cho trẻ uống siro Coje ngay khi thấy con xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho… Coje không chứa kháng sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nên được đông đảo các bà mẹ Việt trên khắp cả nước tin dùng. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách sử dụng.