Viêm mũi họng mãn tính ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm mũi họng mãn tính là gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Các biến chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh thế nào? là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ khi có con bị viêm mũi họng mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này!

Bệnh viêm mũi họng mãn tính là gì?

Viêm mũi họng mãn tính được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, rất phổ biến cả trẻ em và người lớn. Thực chất, viêm mũi họng mãn tính là hiện tượng niêm mạc bên dưới và niêm mạc khoang mũi bị viêm nhiễm kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần do điều trị không dứt điểm.

viem-mui-hong-man-tinh

Viêm mũi họng mãn tính được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, rất phổ biến cả trẻ em

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm mũi họng mạn?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm mũi họng mãn tính gồm có:

– Do yếu tố di truyền.

– Viêm mũi họng cấp kéo dài, không được điều trị triệt để, tái đi tái lại nhiều lần.

– Do trẻ tiếp xúc với bụi nhà, lông vật nuôi, nấm mốc, phấn hoa….

– Do polyp, vẹo vách ngăn….

– Dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng gây nhiễm khuẩn họng và viêm bội nhiễm.

– Do nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng làm nhiễm khuẩn họng, dẫn đến  viêm họng, gây viêm nhiễm ở xoang mũi.

Các giai đoạn của bệnh viêm mũi họng cấp tính

Bệnh viêm mũi họng mãn tính gồm có 3 giai đoạn chính: viêm mũi xung huyết đơn thuần, viêm mũi họng mãn tính xuất tiết và viêm mũi họng mãn tính quá phát. Cụ thể:

– Giai đoạn viêm mũi xung huyết đơn thuần: Trẻ bị nghẹt mũi cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, họng rát, đau và sưng đỏ.

– Giai đoạn viêm mũi họng mãn tính xuất tiết: Chảy nước mũi là dấu hiệu chính, nhầy hoặc mủ chảy hàng tháng; ngạt mũi thường xuyên; khưu giác bị giảm hoặc mất; nghẹt mũi; thở bằng miệng khiến họng khô, rát, sưng đỏ. Tình trạng này nếu kéo dài dẫn giảm khả năng ngửi, mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược cơ thể.

– Giai đoạn viêm mũi họng mãn tính quá phát: Nghẹt mũi và tắc mũi là triệu chứng điển hình, đôi khi có kèm xuất tiết; hạt khụt khịt mũi; ngửi và nghe kém.

cac-giai-doan-viem-mui-hong

Các giai đoạn của viêm mũi họng mãn tính

Các biến chứng nguy hiểm của viêm mũi họng mạn tính

Theo các chuyên gia sức khỏe, do tai, mũi vàhọng là những bệnh có liên quan mật thiết đến nhau nên bệnh viêm mũi họng mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến một số bệnh như: viêm xoang, viêm tai giữa, lệch vách ngăn mũi, viêm mạng não, viêm dây thần kinh thị giác, thậm chí là ung thư mũi…

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi họng mạn tính

– Vệ sinh mũi sạch sẽ thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển.

– Dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng khi có đợt cấp, nhưng cần tuyệt đối tuân thủ đúng thời gian.

– Nhỏ thuốc sát khuẩn, kháng sinh mũi khi có dịch lây lan xuống đường hô hấp.

– Với trẻ nhỏ cần cắt amiđan, nạo VA.

– Đeo khẩu trang khi đi ra đường, đặc biệt là vào mùa lạnh.

– Tránh tiếp xúc với yếu tố thích như: rượu bia, thuốc lá, bụi bẩn, khói, chất độc hại.

– Cho trẻ uống siro Coje ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Coje có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, giảm các triệu chứng của bệnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi, chống viêm, tiêu mủ…

Nếu đã áp dụng rất cả những phương pháp trên mà viêm mũi họng mạn tính vẫn khong thuyên giảm, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên gia để được thăm khám và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách sử dụng.