Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?

Rất nhiều người có suy nghĩ rằng, viêm mũi dị ứng có khả năng phát tán vi rút, vi khuẩn ra ngoài không khí nên có thể lây lan từ người này sang người khác. Thực hư vấn đề này thế nào? Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!

Viêm mũi dị ứng là gì?

Trước khi tìm hiểu về việc viêm mũi dị ứng có bị lây không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu tạo chức năng của mũi và bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Các bác sĩ cho biết, mũi được xem là “cửa ngõ” của hệ thông hô hấp, có chức năng làm ẩm, làm ấm và lọc sạch không khi trước khi đưa tới các cơ quan khác trong có thể. Không chỉ vậy, mũi đảm nhận nhiệm vụ khức giác và đóng vai trò  hư một cộng hưởng và cộng minh trong phát âm.

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến và rất thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ chế mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, tạo ra các phản ứng quá mức và bất thường khi tiếp xúc với một trong các dị nguyên nhất định. Viêm mũi dị ứng có các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, nghẹt tắc mũi và sổ mũi.

viem-mui-di-ung-co-lay-khong
Viêm mũi dị ứng có các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, nghẹt tắc mũi và sổ mũi.

Nếu phát hiện và điều trị viêm mũi dị ứng khi còn ở giai đoạn cấp tình thường không quá khó khăn. Nhưng nếu để bệnh kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc điều trị sẽ rất khó khăn và phức tạp. Do vậy, các mẹ cần phát hiện và điều trị sớm cho trẻ khi có dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng, tránh tình trạng để lâu dẫn đến các biến chứng như: viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản và rối loạn giấc ngủ…

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Vậy bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Rất nhiều người có suy nghĩ rằng, viêm mũi dị ứng có khả năng phát tán vi rút, vi khuẩn ra ngoài không khí nên có thể lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, các bác sĩ lại khẳng định: Thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy!

“Atopy” là cụm từ chỉ một số người có cơ địa dễ bị dị ứng như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, chàm ngoài da… Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ bị dị ứng thì con cũng rất dễ bị. Do vậy, có thể nói viêm mũi dị ứng  là bệnh mang tính di truyền và có tới khoảng 30% số trẻ nhỏ có bố mẹ vị viêm mũi dị ứng có nguy cơ mắc bệnh này.

Tuy nhiên, cơ địa dễ bị dị ứng chỉ mắc bệnh viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc liên tục và nhiều lần với dị nguyên, có thể là bụi trong khí thải, thức ăn, môi trường và nguồn nước ô nhiễm, mỹ phẩm bôi ngoài da, lông thú…

Các chuyên gia sức khoẻ khẳng định, viêm mũi dị ứng hoàn toàn không lây lan từ người này sang người khác. Những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm mũi dị ứng là do yếu tố di truyền và các dị nguyên. Do vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho trẻ tiếp túc với người bị viêm mũi dị ứng.

viem-mui-di-ung-khong-lay
Viêm mũi dị ứng hoàn toàn không lây lan từ người này sang người khác.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Trường hợp nếu trẻ không may mắn bị viêm mũi dị ứng, các mẹ nên cho con uống siro Coje ngay khi có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi, tránh để bệnh kéo dài gây các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Coje không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, sản phẩm được nhiều bà mẹ Việt tin dùng để trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng cho con.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.