Trẻ mấy tháng tuổi có thể vỗ long đờm được?

Câu hỏi: Bác sĩ có thể hướng dẫn cách vỗ long đờm cho trẻ được không? Trẻ  mấy tháng tuổi có thể vỗ long đờm được? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Thanh Vân, 31 tuổi, Thái Nguyên)

Bác sĩ Phùng Thị Hương Loan – Nguyên trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung Ương trả lời:

Bạn Vân thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về thắc mắc: Trẻ mấy tháng tuổi có thể vỗ long đờm được? Cách vỗ long đờm cho trẻ? của bạn, tôi xin giải đáp cụ thể như sau:

Trẻ mấy tháng tuổi có thể vỗ long đờm được?

Vỗ rung với mục đích làm long đờm có thể thực hiện ở các lứa tuổi nhưng tất nhiên phải tùy thuộc vào bé lớn, nhỏ mà mức độ vỗ rung nặng hay nhẹ tay. Tuy nhiên, nguyên tắc là vỗ vào giai đoạn viêm long của viêm hô hấp và khi trẻ đói, không được vỗ, khi trẻ vừa ăn xong vì dễ làm trẻ nôn chớ gây nguy hiểm.

tre-may-thang-tuoi-co-the-vo-long-dom-duoc
Vỗ rung với mục đích làm long đờm có thể thực hiện ở các lứa tuổi nhưng tất nhiên phải tùy thuộc vào bé lớn, nhỏ mà mức độ vỗ rung nặng hay nhẹ tay

Hướng dẫn cách vỗ long đờm cho trẻ?

Vỗ rung long đờm là biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc chữa các bệnh đường hô hấp, giúp hạn chế việc trẻ phải sử dụng thuốc. Bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà cho trẻ theo đúng hướng dẫn dưới đây:

– Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường cứng, không cho trẻ gối đầu.

– Dùng khăn bông mềm kê dưới mông trẻ để mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.

– Chụm tay lại, vỗ liên tục lên lưng trẻ đoạn từ đáy phổi hướng về phía cổ (cần lưu ý là chụm tay lại và vỗ rung chứ không đập cả bàn tay vào lưng trẻ).

– Vỗ liên tục trong thời gian khoảng 3 phút.

– Sau khi vỗ 3 phút, bố mẹ bế trẻ trên tay ở tư thế an toàn và bắt đầu gây ho bằng cách day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật đờm ra ngoài.

cach-vo-rung-long-dom
Chụm tay lại, vỗ liên tục lên lưng trẻ đoạn từ đáy phổi hướng về phía cổ

Một vài lưu ý khi vỗ rung long đờm cho trẻ:

+ Vỗ rung long đờm chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng cho trẻ bị ho khan.

+ Phải xác định đúng vùng phổi của trẻ để không vỗ vào vùng dạ dày, xương sống hay xương ức.

+ Thực hiện thao tác vỗ long đờm dứt khoát và đều đặn, nhưng không quá mạnh.

+ Thời điểm vỗ rung long đờm tốt nhất là vào buổi sáng khi trẻ mới ngủ dậy.

Trên đây tôi đã giải đáp 2 thắc mắc: Trẻ mấy tháng tuổi có thể vỗ long đờm được? Cách vỗ long đờm cho trẻ? của bạn Vân. Hy vọng bạn Vân cảm thấy hài lòng và có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc con yêu khỏe mạnh và khôn lớn mỗi ngày!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.