Thời tiết hanh khô cộng với môi trường ô nhiễm, nhiều vi khuẩn khiến cho trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm xoang, cảm cúm. Trong đó, viêm mũi là một trong những biến chứng của bệnh cảm cúm nếu như không chữa trị kịp thời. Vậy bệnh viêm mũi ở trẻ em có nguy hiểm không, những dấu hiệu của bệnh viêm mũi ở trẻ em như thế nào?
- Nếu thấy những triệu chứng này rất có thể trẻ đã bị viêm xoang
- Chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, hắt xì không cần kháng sinh
Mục lục
Những dấu hiệu viêm mũi ở trẻ em
Cũng giống như cảm cúm, khi bị viêm mũi, trẻ thường có dấu hiệu sốt và quấy khóc, biếng ăn, nôn mửa liên tục và kèm tiêu chảy. Ngoài ra, triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm mũi là sổ mũi kéo dài, thậm chí là có nhầy mủ kèm theo.
Bệnh viêm mũi ở trẻ thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến dưới 1 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch còn kém, tác nhân từ bên ngoài tấn công vào đường hô hấp trên để gây bệnh. Với trẻ nhỏ thì tình trạng viêm mũi xảy ra chủ yếu ở khu vực hốc mũi và vùng mũi họng. Bên cạnh đó, viêm mũi còn có thể là hậu quả của chứng cảm cúm kéo dài dai dẳng. Và ở trẻ em, viêm mũi dễ biến chứng thành những bệnh lý khác như viêm phổi, viêm xoang hoặc viêm tai giữa mãn tính.
Với những trẻ bị viêm mũi trên 1 tuổi thì cha mẹ có thể cân nhắc dùng kháng sinh khi cần thiết. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì không nên dùng kháng sinh mà phải áp dụng những cách chữa viêm mũi từ thiên nhiên trước. Và khi triệu chứng sổ mũi kéo dài gần 1 tuần không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và tìm nguyên nhân cụ thể.
Cha mẹ cần lưu ý những biến chứng viêm mũi ở trẻ
Co giật vì sốt cao, viêm tai giữa được xem là những biến chứng viêm mũi ở trẻ nguy hiểm nhất. Trẻ sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội ở tai và dùng ngón tay ấn liên tục vào tai khi gặp tình trạng này.
Biến chứng nặng hơn nữa là chảy dịch mủ ở tai và viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản với các triệu chứng như tiếng khàn, quấy khóc và thở khó khăn. Nếu đối tượng trẻ nhiễm bệnh viêm mũi do nhóm liên cầu khuẩn tan huyết (A) thì rất dễ bị biến chứng viêm thấp tim hoặc viêm khớp.
Những biến chứng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ. Chính vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện của bệnh viêm mũi, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh kịp thời.
Phòng bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ như thế nào?
Không phải đợi đến lúc phát hiện dấu hiệu viêm mũi ở trẻ em thì mới cuống cuồng lên chữa trị, như vậy khác nào “Mất bò mới lo làm chuồng”. Cha mẹ nên có cách phòng ngừa bệnh viêm mũi cho trẻ, đặc biệt là trong mùa lạnh bằng những biện pháp sau:
Khi trời trở mùa, hãy lưu ý giữ ấm cho trẻ ở vùng cổ, ngực,.. phòng ở của trẻ phải ở nơi thoáng đãng nhưng không có gió lùa trực tiếp.
Không cho trẻ ngoáy mũi bằng tay vì như thế sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc mũi và tạo cơ hội cho vi rút tấn công.
Thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa và đồ chơi của trẻ để hạn chế nguy cơ mắc vi rút gây bệnh.
Phụ huynh cũng nên vệ sinh mũi trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mảng nhầy bám trên thành mũi.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, những nơi đông người.
Điều trị viêm mũi ở trẻ như thế nào?
Viêm mũi là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là nhóm trẻ dưới 6 tuổi. Viêm mũi ở trẻ được phân làm 2 loại chính là viêm mũi mủ và viêm mũi xuất tiết. Bệnh lý này có biểu hiện cấp tính và mãn tính. Thuốc nhỏ mũi là phương pháp được nhiều bố mẹ sử dụng khi trẻ bị viêm mũi. Vậy khi trẻ bị viêm mũi cha mẹ nên chọn 1 trong các loại thuốc sau:
– Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Đây là loại thuốc nhỏ mũi an toàn, tiện lợi nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc nào để nhỏ và vệ sinh mũi cho trẻ. Mỗi này, mẹ nên rửa mũi cho bé từ 3-4 lần, nên nhỏ trước khi cho bé ăn, bú hoặc đi ngủ. Trước khi nhỏ mẹ nên ngâm vào nước ấm, thử lên tay của mình rồi mới tiến hành nhỏ cho trẻ. Nên rửa từng bên mũi một, không làm cùng lúc 2 bên. Tuyệt đối không nên sử dụng miệng để rửa mũi cho trẻ vì sẽ lây nhiễm bệnh.
– Nhóm thuốc co mạch: Nhóm thuốc nhỏ mũi như oxymetalin, naphazolin có tác dụng làm co mạch nhanh nên có tác dụng thông mũi tắc nghẹt ngay tức thì. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn nếu buộc phải dùng lâu dài cho trẻ từ 5-7 ngày. Thực tế, có không ít trẻ dưới 6-7 tuổi sử dụng oxymetalin bị tím tái, choáng, thậm chí là hôn mê. Điều đáng nói là khi dùng kéo dài còn gây nhờn thuốc, gây ra hiệu ứng “dội ngược” phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc.
– Thuốc xịt chứa glucocorticoid: Loại thuốc này gây tác dụng phụ như khô họng và khô miệng. Nên cho trẻ dùng loại tác dụng kéo dài, chỉ xịt 1 lần vào buổi sáng nhằm hạn chế thấp nhất tác dụng phụ của thuốc.
Bên cạnh những loại thuốc nêu trên, các mẹ có thể tham khảo và sử dụng siro Coje cảm cúm để loại bỏ các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi ở trẻ. Theo đó, các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ được điều trị nhanh chóng và không tái phát trở lại. Đặc biệt, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên có thể yên tâm sử dụng Coje vì sản phẩm không chứa kháng sinh nên khá an toàn cho trẻ.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn thêm về bệnh viêm mũi ở trẻ cũng như cách dùng siro Coje nhé.