Những điều cần biết trước khi tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có khoảng 1/3 trẻ em trên thế giới bị cảm cúm, đặc biệt trẻ em cũng là đối tượng có tỷ lệ tử vong rất cao do bệnh cảm cúm. Chính vì vậy, việc tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho trẻ là điều vô cùng quan trọng.

tiem-phong-cam-cum-cho-tre-em
Việc tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho trẻ là điều vô cùng quan trọng.

Một vài lưu ý trước khi tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em

– Nếu trẻ chưa tiêm phòng cúm bao giờ và chuẩn bị tiêm mũi đầu tiên, bố mẹ hãy cho con ăn thử trứng gà và theo dõi trong 1 ngày. Nếu con không xảy ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào, các mẹ có thể đưa con đến trung tâm y tế để tiến hành tiêm vắc xin phòng cúm.

– Không cho con đi tiêm phòng cúm khi đang bị ốm, bị sốt hoặc có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe. Chỉ khi con không bị ốm và đủ điều kiện sức khỏe, bố mẹ mới đưa con đi tiêm phòng.

– Vắc xin cúm không có tác dụng mãi mãi, mà chỉ có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi vi rút cảm cúm trong thời gian từ 6 tháng cho đến 1 năm. Do vậy, bố mẹ cần lưu ý phải tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em hàng năm.

vac-xin-phong-cum
Vắc xin cúm không có tác dụng mãi mãi, mà chỉ có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi vi rút cảm cúm trong thời gian từ 6 tháng cho đến 1 năm

Các cách chủ động phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả

Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng cảm cúm cho trẻ, các mẹ cần lưu ý thực hiện một số phương pháp dưới đây để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả:

– Nếu trẻ nhỏ chưa thể tự rửa tay, bố mẹ cần rửa tay cho con thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ cần nhắc nhở và hướng dẫn con cách rửa tay đúng cách với xà phòng diệt khuẩn.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm cúm hoặc đưa trẻ tới những nơi quá đông người.

– Khi đến nơi đông người hoặc khu vực công cộng, mẹ cần đeo khẩu trang y tế cho trẻ để tránh lây nhiễm vi rút cúm.

– Vệ sinh thân thể cho trẻ và môi trường sống xung quanh thật sạch sẽ.

rua-tay-cho-tre-phong-cam-cum
Bố mẹ cần nhắc nhở và hướng dẫn con cách rửa tay đúng cách với xà phòng diệt khuẩn.

Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ đúng cách khi bị cảm cúm

Nếu trẻ không may bị cảm cúm, bố mẹ cần thực hiện chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà theo hướng dẫn của các chuyên gia sức khỏe dưới đây:

– Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Thuốc hạ sốt dành chô trẻ là Paracetamol với liều 10mg – 15mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau khonagr 6 tiếng. Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp chườm nước ấm cho trẻ nếu cần thiết.

– Tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin để hạ sốt cho trẻ.

– Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, chất điện giải, đặc biệt là các loại nước uống giàu hàm lượng vitamin C như nước chanh, nước cam tươi, nước táo…. Vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp trẻ mau khỏi bệnh.

– Cho trẻ ăn lỏng, mềm, ấm, dễ tiêu hóa và giàu hàm lượng dinh dưỡng như súp, cháo, sữa nóng…

– Cho trẻ uống siro Coje cảm cúm. Coje giúp triệu chứng cảm cúm nhờ các tác động: hạ sốt, giảm đau cơ, đau đầu; giảm sổ mũi và nghẹt mũi; giảm dị ứng đường hô hấp, hắt hơi. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở nên, do không chứa kháng sinh nên mẹ có an tâm cho bé uống mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào.

– Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên nhưng trẻ vẫn bỏ ăn, quấy khóc quá nhiều, sốt cao liên tục không dứt dù đã cho uống thuốc hạ sốt, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

khong-cho-tre-uong-aspirin-de-ha-sot
Tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin để hạ sốt cho trẻ.

Theo các bác sĩ, tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em là phương pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả và an toàn nhất. Do vậy, các mẹ hãy dành thời gian đi tiêm phòng cúm cho con mỗi năm để bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện mỗi ngày.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.