Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền không? – Bác sĩ tư vấn

Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến và tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Do đó, rất nhiều người thắc mắc bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền không? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

viem-mui-di-ung-co-di-truyen-khong
Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể khi có chất độc hại xâm nhập vào hệ hô hấp.

Viêm mũi dị ứng có di truyền không?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể khi có chất độc hại xâm nhập vào hệ hô hấp. Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh thường có các dấu hiệu và triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mủi, đau nhức mũi… Tuy không quá nguy hiểm nhưng những triệu chứng này kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng đến không nhỏ đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, trong đó yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình là rất cao. Thống kê cho thấy, nếu trong gia đình có người bị viêm mũi dị ứng thì khả năng di truyền lại cho thế hệ sau là 70%. Do đó, đáp án cho câu hỏi viêm mũi dị ứng có di truyền không là CÓ.

Ngoài yếu tố di truyền, còn có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phải kể đến như vi rút, ký sinh trùng, phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, lông vật nuôi… Do đó, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị bệnh hiệu quả dứt điểm, tốt nhất các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

viem-mui-di-ung-co-yeu-to-di-truyen
Đáp án cho câu hỏi viêm mũi dị ứng có di truyền không là CÓ.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, nhất là vùng mũi.

– Không để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng như lông thú, bụi bẩn, khói thuốc lá, nấm mốc, nước hoa…

– Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, khu vực học tập và vui chơi của trẻ.

– Không để trẻ ngồi trong máy lạnh quá nhiều sẽ khiến tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên nặng hơn.

– Không nên nuôi chó, mèo hoặc các loại động vật ở trong nhà.

– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn cũng như các chất dịch nhầy ở trong mũi.

– Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh mũi tiếp xúc với bụi bẩn.

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi vui chơi và đi vệ sinh.

– Không để trẻ dùng tay ngoáy mũi.

– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung các loại vitamin A, E và C… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ chống lại bệnh tật.

– Thăm khám tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.

tham-kham-tai-mui-hong-dinh-ky
Thăm khám tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi viêm mũi dị ứng có di truyền không? Nếu trẻ không may mắn bị viêm mũi dị ứng, mẹ có tham khảo sản phẩm siro Coje. Coje là siro điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng nhờ các tác động: giảm sổ mũi, nghẹt mũi; hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ; giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp. Coje không chứa kháng sinh, có vị ngọt dịu, hương dâu nên bé rất thích uống. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.