Nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng biến chứng viêm mũi ở trẻ em và gây ra nhiều hậu quả không lường.
- Chú ý những dấu hiệu viêm mũi ở trẻ em và chữa trị kịp thời
- Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh, tuy dễ mà khó đối với nhiều người
Mục lục
Dấu hiệu viêm mũi, họng ở trẻ
Khu vực mũi, họng là đoạn đầu của đường hô hấp nên tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nhất. Có thể nói rằng đây là những nơi lý tưởng để các loại vi rút phát triển và tấn công mỗi khi cơ thể suy yếu. Chính vì thế mà trung bình 1 năm trẻ có thể mắc viêm mũi, họng 5-6 lần. Đặc biệt, tần suất mắc bệnh còn có thể tăng khi vào mùa tựu trường hoặc chuyển mùa.
Nguyên nhân chính gây viêm mũi ở trẻ em là do vi rút. Chúng tấn công các niêm mạc ở mũi và bắt đầu gây ra các triệu chứng đặc trưng:
- Sốt là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, trẻ sốt cao từ 39 đến 40 độ C, thông thường sốt kéo dài trong 3 ngày.
- Cũng do sốt nên trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, một số trẻ còn nôn mửa và tiêu chảy.
- Trẻ bị ho, mũi chảy dịch, tùy theo mức độ bệnh mà có kèm theo mủ hoặc không.
- Hầu hết các triệu chứng trên kéo dài khoảng 1 tuần rồi thuyên giảm dần cho đến khi khỏi hẳn. Nếu quá 1 tuần mà không thuyên giảm thì có thể đã xảy ra biến chứng viêm mũi ở trẻ em.
Điểm qua những biến chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Co giật vì sốt cao.
- Viêm tai giữa được xem là một trong những biến chứng viêm mũi ở trẻ nguy hiểm nhất. Trẻ sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội ở tai và dùng ngón tay ấn liên tục vào tai khi gặp tình trạng này.
- Biến chứng nặng hơn nữa là chảy dịch mủ ở tai và viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản với các triệu chứng như tiếng khàn, quấy khóc và thở khó khăn.
- Nếu đối tượng trẻ nhiễm bệnh viêm mũi do nhóm liên cầu khuẩn tan huyết (A) thì rất dễ bị biến chứng viêm thấp tim hoặc viêm khớp. Những biến chứng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ.
Chăm sóc trẻ viêm mũi, họng
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì phải hạ sốt bằng cách cho uống thuốc hạ sốt dành cho trẻ em. Dùng khăn thấm nước ấm lau khắp người trẻ và kẹp vào nách trẻ, liên tục làm như thế cho đến khi nhiệt độ toàn thân hạ xuống dưới 38 độ C.
Không úm trẻ trong nhiều lớp quần áo, cho trẻ mặc mỏng và nằm ở khu vực thoáng mát nhưng phải tránh gió.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn so với bình thường trong giai đoạn bị sốt. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ 4-5 lần một ngày. Nếu dịch mũi khô cứng thì dùng tăm bông thấm nước muối để làm sạch nhẹ nhàng.
Không tự ý dùng kháng sinh, nếu sau 5 ngày mà thấy dấu hiệu viêm mũi, họng không thuyên giảm thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.