Bệnh viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm mũi mủ là hiện tượng niêm mạc mũi bị sưng viêm, sung huyết và tiết ra rất nhiều dịch nhầy có kèm theo mủ vàng hoặc xanh, thậm chí còn có mùi mùi hôi thối. Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm mũi mủ, nhưng trẻ em là đố tượng dễ mắc bệnh lý này hơn cả. Nguyên nhân chính gây ra viêm mũi mủ ở trẻ em là do vi nhiễm vi khuẩn.

viem-mui-mu-o-tre-em
Viêm mũi mủ là hiện tượng niêm mạc mũi bị sưng viêm, sung huyết và tiết ra rất nhiều dịch nhầy

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm mũi mủ ở trẻ em

Để nhận biết trẻ có bị viêm mũi mủ hay không, bố mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

– Dịch mũi chảy nhiều, dịch đặc quánh, thường chảy ra ngoài hoặc cũng có thể chảy ngược xuống cổ họng.

– Dịch nhầy chảy ra ngoài có thể kèm theo mủ có màu xang, vàng hoặc trắng đục. Trong đó mủ có màu xanh vàng là tình trạng bệnh nặng nhất.

– Nghẹt mũi do dịch nhầy bị ứ đọng ở trong các xoang hoặc khoang mũi, không thể chảy ra ngoài được.

– Trẻ kêu bị đau nhức ở xoang mũi.

– Hơi thở và miệng của trẻ xuất hiện mùi hôi do dịch nhầy.

– Trẻ thiếu linh hoạt, luôn uể oải, mệt mỏi.

– Trẻ biếng ăn, lười ăn, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc.

trieu-chung-viem-mui-mu
Trẻ thiếu linh hoạt, luôn uể oải, mệt mỏi.

Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cảnh báo, viêm mũi mủ ở trẻ em là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Lý do là vì trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên khi bị nhiễm khuẩn, bệnh thường có diễn biến rất nhanh. Do vậy, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể gặp phả các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe như:

+ Viêm tai giữa: Khi trẻ bị viêm mũi mủ mãn tính, mủ có khả năng sẽ đọng lại ở lỗ vòi tai. Nhưng do ống tai của trẻ nhỏ còn nằm ngang và ngắn nên dịch mủ có thể dễ dàng xâm nhập vào hòm tai gây bệnh viêm tai giữa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ rất dễ bị mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn, thủng màng nhĩ.

+ Viêm xoang: Đây là biến chứng thường gặp và rất phổ biến khi trẻ bị viêm mũi mủ kéo dài khiến dịch nhầy tích tục trong xoang dẫn tới viêm nhiễm niêm mạc xoag.

+ Viêm đường hô hấp dưới: Trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm họng  hay viêm phổi. Biến chứng này có thể xảy ra khi trẻ thường xuyên nuốt dịch nhầy ở trong  khoang mũi chảy xuống.

+ Ảnh hưởng đến mắt và thị lực: Trẻ có thể bị viêm tấy ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác, viêm túi lệ, suy giảm thị lực do bộ phận mắt nằm gần mũi nên rất dễ ảnh hưởng của bệnh viêm mũi mủ.

bien-chung-cua-viem-mui-mu
Do ống tai của trẻ nhỏ còn nằm ngang và ngắn nên dịch mủ có thể dễ dàng xâm nhập vào hòm tai gây bệnh viêm tai giữa

Các bác sĩ cho hay, khi nhận thấy trẻ có bất kì dấu hiệu nào mắc bệnh viêm mũi mủ bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được nuôi cấy mủ trong mũi làm kháng sinh đồ. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, việc điều trị không đúng không chỉ khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm và còn khiến bệnh trở thành mãn tính rất khó chữa trị.

Ngoài ra, để chữa viêm mũi mủ ở trẻ em hiệu quả, ngay khi trẻ có dấu hiệu bị viêm mũi, bố mẹ nên tham khảo và cho con sử dụng siro Coje. Coje có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, chống viêm, tiêu mủ… Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe của trẻ.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng siro Coje.