Do sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên trẻ nhỏ rất dễ bị viêm mũi họng mạn tính. Việc tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bố mẹ nhận biết con bị bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mục lục
Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm mũi họng?
Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân chính gây viêm mũi họng mãn tính ở trẻ nhỏ là do nhiễm vi rút. Vi rút sau khi xâm nhập vào mũi làm giảm sức đề kháng, sau đó hỗ trợ vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng bội nhiễm.
Theo thống kê, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có thể bị viêm mũi họng từ 4-6 lần/năm sau đó giảm dần theo độ tuổi. Đây là điều hết sức bình thường nên bố mẹ không cần phải lo lắng. Sau mỗi lần viêm mũi họng, cơ thể trẻ cũng dần thích nghi để đủ khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, nếu bệnh viêm tai mũi họng mãn tính không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể trở thành bệnh lý, tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng nguy hiểm viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm khí quản, nặng hơn là viêm phổi…
Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi họng mãn tính
Các bậc phụ huynh cần lưu ý, khi trẻ bị viêm tai mũi họng mãn tính thường có các triệu chứng dưới đây:
– Sốt cao đột ngột và cao lên tới 39-40 độ C, kéo dài liên tục từ 2-3 ngày.
– Trẻ mệt mỏi, kém linh hoạt, quấy khóc, khó chịu, biếng ăn, thậm chí là bỏ ăn.
– Có thể bị tiêu chảy, nôn ói, buồn nôn.
– Nghẹt mũi kèm theo chảy nước mũi có kèm theo mủ.
– Trẻ bị ho.
Thông thường, các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm sau khoảng 5-7 ngày. Trường hợp kéo dài trên 7 ngày, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như chúng tôi đã đề cập ở trên.
Các giai đoạn của bệnh viêm mũi họng cấp tính
Bệnh viêm mũi họng mãn tính phát triển qua 3 giai đoạn chính: viêm mũi xung huyết đơn thuần, viêm mũi họng mạn tính xuất tiết và viêm mũi họng mãn tính quá phát. Cụ thể:
– Giai đoạn viêm mũi xung huyết đơn thuần: Trẻ bị nghẹt mũi cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, họng rát, đau và sưng đỏ.
– Giai đoạn viêm mũi họng mãn tính xuất tiết: Chảy nước mũi là dấu hiệu chính, nhầy hoặc mủ chảy hàng tháng; ngạt mũi thường xuyên; khưu giác bị giảm hoặc mất; nghẹt mũi; thở bằng miệng khiến họng khô, rát, sưng đỏ. Tình trạng này nếu kéo dài dẫn giảm khả năng ngửi, mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược cơ thể.
– Giai đoạn viêm mũi họng mãn tính quá phát: Nghẹt mũi và tắc mũi là triệu chứng điển hình, đôi khi có kèm xuất tiết; hạt khụt khịt mũi; ngửi và nghe kém.
Cách điều trị khi trẻ bị viêm mũi họng mạn tính
Để làm thuyên giảm cảm giác khó chịu do các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng mạn tính gây ra, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp lau nước ấm khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên. Theo dõi nhiệt độ liên tục và thường xuyên cho trẻ.
– Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C, mẹ chỉ cần lau nước ấm cho con bằng cách: nhúng khăn bông vào nước ấm, vắt khô sau đó lau khắp người trẻ, đồng thời đắp vào 2 bên nách, bẹn của trẻ. Đổi khăn liên tục cho đến khi nhiệt độ xuống dưới 38 độ C thì thôi. Đồng thời, mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
– Trong thời gian điều trị viêm mũi họng mãn tính cần cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió lùa, tránh quạt trực tiếp vào người.
– Cho trẻ uống nhiều nước lọc để tránh tình trạng mất nước.
– Vệ sinh và nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày và liên tục cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Nếu trẻ lớn hãy hướng dẫn trẻ cách xì mũi đúng cách bằng việc bịt 1 bên, xì mũi bên còn lại và ngược lại.
– Nếu trẻ bị viêm mũi đột ngột sốt cao, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay lập tức để đề phòng viêm tai. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho trẻ uống kháng sinh toàn thân.
– Cho trẻ uống siro Coje cảm cúm ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hạ sốt, đau đầu…Coje có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi vận mạch. Sản phẩm không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về bệnh viêm mũi họng mạn tính cũng như cách sử dụng siro Coje cảm cúm nhé.