Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị cảm cúm vì sức đề kháng còn yếu và hệ miễn dịch còn đang hoàn thiện. Đa số các trường hợp trẻ bị cảm cúm đều có thể xử lý tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và thực hiện một số cách chữa cảm cúm giúp trẻ thoải mái hơn. Nếu trong trường hợp chăm sóc tại nhà mà bệnh không thuyên giảm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Mục lục
Cách chữa cảm cúm 1: Sử dụng các phương pháp tự nhiên
Trước khi cho trẻ uống thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm, bố mẹ nên thực hiện các phương pháp trị cảm cúm tự nhiên dưới đây:
1. Cho trẻ uống đủ nước
Khi ốm hoặc mệt, trẻ nhỏ thường lười ăn và lười cả uống nước. Trong khi đó, khi bị cảm cúm cơ thể trẻ sẽ dễ bị mất nước hơn do bị sốt và sổ mũi, chảy nước mũi. Do vậ, bố mẹ nên giải thích và khuyến khích cho trẻ uống nước nhiều hơn và thường xuyên hơn, thậm chí uống cả ngay khi không thấy khát.
Ngoài nước lọc, các đồ uống sau cũng rất tốt cho sức khỏe của trẻ khi bị cảm cum như nước ép hoa quả, chất điện giải, nước canh, nước rau, nước chanh ấm…Những loại nước này có tác dụng bù đắp chất điện giải cho bé.
Để biết trẻ có bị thiếu nước hay không, bố mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau: trẻ đi tiểu ít, buồn ngủ, khóc không ra nước mắt,chóng mặt, đau đầu, táo bón, cáu kỉnh, khô miệng, da và màng nhầy trong miệng, nước tiểu đục màu hoặc vàng sậm.
2. Cho trẻ ngủ lâu hơn
Việc chống chọi với bệnh cảm cúm khiến cơ thể trẻ bị tiêu hao năng lượng, vì vậy giấc ngủ rất quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe. Hãy để trẻ ngủ càng nhiều càng tốt, bao gồm cả các giấc ngủ ngắn ở trong ngày là một trong những cách chữa cảm cúm đơn giản và hiệu quả. Tùy theo từng độ tuổi khác nhau mà trẻ cần có thời gian ngủ khác nhau. Dưới đây là thời gian ngủ mà trẻ khỏe mạnh cần:
+ Trẻ sơ sinh: Cần ngủ từ 11 – 18 giờ.
+ Trẻ từ 4-11 tháng tuổi: Cần ngủ 9 – 12 giờ.
+ Trẻ từ 1-2 tuổi: Cần ngủ 11 – 14 giờ.
+ Trẻ từ 3 -5 tuổi: Cần ngủ: 11– 13 giờ.
+ Trẻ từ 6-13 tuổi: Cần ngủ 9 – 11 giờ.
+ Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên: Cần ngủ 8-10 giờ.
3. Giữ ấm cho trẻ
Khi nhiệt độ có thể tăng, trẻ sẽ có cảm giác ớn lạnh và lạnh run trong người. Nguyên nhân là do nhiệt độ cơ thể tăng cao so với nhiệt độ không khí. Nếu trẻ kêu lạnh, bố mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có bị sốt hay không và nên giữ ấm cho trẻ bằng cách:
– Đặt trẻ lên giường và đắp thêm chăn.
– Nếu là trẻ nhỏ, bố mẹ hãy quấn chăn và ôm trẻ vào lòng. Hơi nóng từ cơ thể bạn sẽ giúp trẻ thấy ấm áp hơn.
– Nếu hạ sốt, trẻ sẽ cảm thấy nóng đột ngột và tự đạp bỏ chăn ra.
Theo các chuyên gia sức khỏe, nhiệt độ cơ thể bình thường là 37°C, từ 38°C trở lên được xác định là nhiệt độ sốt.
4. Giúp trẻ hít thở dễ hơn bằng máy tạo hơi ẩm
Một cách chữa cảm cúm nữa bố mẹ nên sử dụng đó là đặt máy tạo hơi ẩm ở trong phòng ngủ của trẻ vào buổi tối. Hơi ẩm sẽ giúp làm dịu cơn ho, trẻ dễ thở và dễ ngủ hơn.
Tốt nhất bố mẹ nên sử dụng máy tạo hơi ẩm phun sương mát để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh tình trạng không may trẻ đụng phải sẽ không bị bỏng.
5.Cho trẻ ăn súp gà
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, súp gà rất tốt trong việc giúp cơ thể chống chọi với nhiễm khuẩn. Nước súp sẽ ngăn cản tình trạng mất nước, muối và chất dinh dưỡng và bù đắp chất điện giải mà trẻ bị tiêu hao khi toát mồ hôi.
Khi thấy trẻ dễ chịu và khỏe hơn, mẹ có thể nấu thêm chút rau, thịt gà hoặc mì vào nước dùng để bổ sung dưỡng chất cho trẻ mau hồi phục sức khỏe.
6. Vỗ về con
Cách chữa cảm cúm này đã được các chuyên gia y tế nghiên cứu và khẳng định mang lại hiệu quả nhất định. Việc động viên, quan tâm và chăm sóc, vỗ về từ bố mẹ sẽ giúp trẻ thoải mái, dễ chịu, thư giãn và ngủ tốt hơn, giúp chống chọi lại với tình trạng nhiễm khuẩn. Để làm giảm sự khó chịu cho trẻ khi bị cảm cúm, bố mẹ có thể:
– Cho trẻ đọc quyển truyện yêu thích hoặc đọc cho con nghe đến khi chìm vào giấc ngủ ngắn.
– Cho trẻ nghe truyện hoặc nghe nhạ khi nghỉ ngơi trên giường.
– Cho trẻ xem phim hoặc xem vô tuyến.
– Cho trẻ làm bất cứ điều gì trẻ thấy thoải mái và dễ chịu mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách chữa cảm cúm 2: Sử dụng thuốc
1. Dùng thuốc giảm đau và hạ sốt
Các loại thuốc không cần kê đơn rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, đau họng, hạ sốt và đau khớp Tuy nhiên, trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ không nên sử dụng thuốc chứa aspirin vì có thể gây ra triệu chứng Reye.
Ibuprofen (Advil, Motrin IB), Acetaminophen (Tylenol) là các loại thuốc an toàn bố mẹ nến sử dụng khi con bị cảm cúm. Nhưng tốt nhất bố mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để lựa chọn được loại thuốc phù hợp và an toàn nhất cho con. Bên cạnh đó, bố mẹ không nên cho trẻ uống quá liều thuốc đã chỉ định và nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
2. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống siro ho
Các loại siro ho có thể làm giảm triệu chứng ho nhưng không có khả năng điều trị dứt điểm viêm nhiễm. Ho giúp loại bỏ các chất lạ ra khỏi phổi, việc ức chế và làm hạn chế ho có thể khiến quá trình lành bệnh diễn ra chậm hơn. Lợi ích duy nhất của của việc cắt cơn ho là giúp trẻ có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nếu trẻ không ngủ được vì ho, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống siro ho.
3. Hỏi bác sĩ về thuốc kháng vi rút
Nếu trẻ bị cảm cúm do vi rút cúm gây ra, các bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng thuốc kháng vi rút trong một số trường hợp như trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có vấn đề về sức khỏe hoặc trẻ bị hen suyễn. Thuốc kháng vi rút có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian triệu cảm cúm chứng tồn tại, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễ vi rút cúm sang trẻ khác.
Một số thuốc kháng vi rút như Zanamivir (Relenza®, Diskhaler®); Oseltamivir (Tamiflu®). Nhưng tốt nhất bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
4. Nhỏ nước muối sinh lí để giảm tắc nghẹt mũi
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, loại bỏ dịch nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn là một trong những cách chữa cảm cúm đơn giản và hiệu quả. Bố mẹ nên kiểm tra thành phần của nước nhỏ mũi để đảm bảo không chứa chất bảo quản như benzalkonium chloride có thể làm hỏng mô mũi.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên sử dụng thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ làm thông mũi cho trẻ. Các loại thuốc này có thể gây sưng mô mũi và khiến tình trạng tắc nghẹt mũi trở nên nặng hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ?
Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời khi:
– Sốt hơn 24 tiếng đối với trẻ dưới 2 tuổi.
– Sốt kéo dài hơn 3 ngày đối với trẻ trên 2 tuổi.
– Sốt từ 37,8°C trở lên đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống.
– Sốt cao tới 40°C.
– Quấy khóc kéo dài, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và quá nhỏ.
– Trẻ thở khò khè, khó thở, thở mạnh.
– Ho kéo dài 1 tuần không khỏi.
– Có thể mất nước.
– Nôn mửa.
– Đau bụng.
– Cổ bị cứng.
– Đau tai.
– Đau đầu dữ dội.
– Ngủ li bì.
Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bị cảm cúm, bố mẹ nên cho trẻ uống siro Coje cảm cúm. Đây là siro không chứa kháng sinh, có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm như hắt hỏi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mỏi cơ. Coje được các bác sĩ, chuyên gia và đông đảo khách hàng đánh giá là cách chữa cảm cúm hiệu nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.