Hiện nay, bệnh viêm mũi VA là bệnh lý tai mũi họng phổ biến và thường gặp ở trẻ em nhỏ từ 1 – 5 tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng nhưng rất hay tái phát và dễ gây ra các biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Mục lục
Viêm mũi VA là gì?
VA là tên viết tắt của Vesgestation Adenoides. Ở Việt Nam gọi là sùi vòm mũi họng. VA có từ khi trẻ mới sinh, bản chất là tổ chức lympho giống như amidan.
Bình thường VA chỉ dày khoảng 2 – 3mm và không gây cản trở hệ hô hấp. VA thường phát triển từ 6 tháng tuổi, sau đó phát triển mạnh khi t2 – 5 tuổi, từ 9 -10 tuổi VA sẽ teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, ở một số người do viêm VA kéo dài, quá phát nên vẫn còn tồn tại đến độ tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân gây viêm mũi VA ở trẻ em?
Theo thống kê gần đây, có khoảng 30 – 40% trẻ em Việt Nam bị bệnh viêm mũi VA. Như vậy, cứ khoảng 3 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm mũi va, trẻ có thể bị viêm mũi VA với tần suất 4 – 6 đợt viêm cấp. Đây được xem là tỉ lệ khá cao so với các nước trên thế giới.
Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi viêm VA là do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn. Khi sức đề kháng của trẻ suy yếu hoặc do các yếu tố thuận lợi khiến bệnh phát triển như giao mùa, thời tiết lạnh ẩm, mùa đông xuân, điều kiện vệ sinh môi trường sống không đảm bảo, khói bụi,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virut dễ dàng phát triển, xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Đặc biệt, với những trẻ còi xương, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng, cơ địa dị ứng, trẻ đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như cúm, sởi cũng là điều kiện thuận lợi cho viêm mũi viêm VA bùng phát và tái diễn.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi VA ở trẻ em
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi VA cấp tính
– Trẻ bị viêm mũi VA thường bị sốt 38 – 39 độ C, đôi khi có sốt cao đến 40 độ C, thậm chí có thể không sốt.
– Triệu chứng chủ yếu là nghẹt mũi, nghẹt 1 bên sau đó chuyển sang hai bên, mức độ nghẹt mũi tăng dần.
– Trẻ thở khó khăn, thở khụt khịt, phải há miệng để thở, thở khụt khịt,…
– Sổ mũi, chảy nước mũi ra ngoài hoặc chảy xuống dưới họng.
– Nước mũi ban đầu đầu trong sau đó chuyển sang đục. Nếu bị viêm mũi lâu ngày thì nước mũi sẽ có màu vàng hoặc xanh.
– Ho thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi bệnh khởi phát. Trẻ bị ho do khô miệng vì phải thường xuyên thở bằng miệng hoặc do dịch nhầy chảy xuống từ vòm mũi họng gây viêm họng.
– Trẻ biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc.
– Hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu.
– Có thể xảy ra rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, nôn trớ.
– Khả năng nghe giảm sút.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi VA mãn tính
Viêm mũi VA mãn tính là tình trạng quá phát và xơ hoá của tổ chức này sau nhiều lần bị viêm mũi va cấp tính. Triệu chứng chủ yếu của viêm mũi VA mãn tính gồm:
– Trẻ bị chảy nước mũi kéo dài, nước mũi có màu trong hoặc nhày, cũng có thể nước mũi mủ do bội nhiễm.
– Nghẹt mũi ở nhiều mức độ khác nhau, có thể nghẹt mũi cả ngày hoặc chỉ nghẹt mũi vào ban đêm, thậm chí nhiều người bị nghẹt mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, khóc hoặc nói bằng giọng mũi.
Nếu viêm mũi va mãn tính kéo dài, không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ sẽ bị thiếu oxy, có thể gây nên những biến đổi đặc trưng như:
+ Chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần, trẻ chậm chạp, kém hoạt bát.
+ Khó ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, nghiến răng khi ngủ, thường giật mình, đái dầm.
+ Một số trường hợp nặng còn xuất hiện các cơn ngừng thở trong lúc ngủ.
+ Rối loạn phát triển khối xương ở mặt như: chóp mũi nhỏ hơn, trán dô, mũi tẹt, mặt dài, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, vẻ mặt kém nhanh nhẹn,…
Các biến chứng khi bé bị viêm mũi VA
Viêm mũi viêm VA tuy không gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng nhưng rất hay tái phát và dễ gây ra các biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ:
Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, bệnh viêm mũi VA ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
– Viêm phế quản: Đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh viêm VA. Do đó, nếu thấy trẻ sốt cao, ho nhiều dữ dội, thở nhanh và khò khè, khó thở, tím tái, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện.
– Viêm tai giữa: Biến chứng này thường có 2 loại: Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm VA cấp; viêm tai giữa thành dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng của viêm mũi VA mãn tính, loại viêm tai này ít nguy hiểm hơn loại viêm tai giữa mủ.
Ngoài 2 biến chứng thường gặp ở trên, viêm VA còn gây các biến chứng khác như: áp-xe thành sau họng, viêm thanh quản hạ thanh môn,…
Cách phòng bệnh viêm mũi VA ở trẻ em
+ Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và dịch nhầy tích tụ trong mũi.
+ Mặc đủ ấm cho trẻ vào mùa đông, đặc biệt là cổ, bàn chân, bàn tay và ngực.
– Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và môi trường sống xung quanh trẻ luôn thoáng đãng và khô ráo.
– Để phòng ngừa bệnh viêm mũi họng VA gây ra các biến chứng nguy hiểm, mẹ nên cho trẻ uống siro Coje ngay khi thấy con xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… Coje có các thành phần như Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin có thể đẩy nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi VA. Đặc biệt, đây là loại siro không chứa kháng sinh, an toàn cho sức khỏe của trẻ nên được đông đảo các bà mẹ Việt trên khắp cả nước tin dùng. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về bệnh viêm mũi VA ở trẻ nhỏ cũng như cách sử dụng siro Coje để trị bệnh.