Cảm lạnh không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khi lần đầu tiên trẻ bị cảm lạnh mang đến nhiều rủi ro.
Tại sao lần đầu trẻ bị cảm lạnh lại nguy hiểm?
Sở dĩ người ta cho rằng lần đầu trẻ bị cảm cúm nguy hiểm là bởi vì đó cũng lần đầu cha mẹ nhìn thấy con mình như thế và cơ thể trẻ cũng lần đầu tiếp xúc với tác nhân nhân gây bệnh nên dễ nảy sinh nhiều vấn đề.
Dù cảm lạnh chỉ là bệnh lý thông nhưng khi trẻ bị lần đầu tiên thì dễ gây ra biến chứng. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh thì bệnh cảm cúm còn nguy hiểm hơn. Nguyên nhân là vị hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện nên không có khả năng chống lại vi rút cảm cúm.
Còn về phía cha mẹ thì lần đầu tiên thấy con bị cảm lạnh nên không tránh khỏi những lo lắng. Đồng thời, họ cũng không biết phải xứ lý thế nào trước những triệu chứng cảm lạnh xuất hiện lần đầu tiên ở trẻ. Điều này sẽ dẫn đến nhiều sai sót và góp phần làm cho cơn cảm lạnh đầu đời của trẻ có nhiều rủi ro.
Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em
Khi bị cảm lạnh thì triệu chứng ngứa họng, chảy nước mủi, hắt hơi sẽ xuất hiện đầu tiên. Sau đó, bệnh sẽ tiến triển và kéo theo triệu chứng sưng họng, ho khan hoặc đờm và sốt kéo dài (nhẹ hoặc cao). Đồng thời, trong suốt quá trình bệnh cảm lạnh diễn biến thì trẻ sẽ biếng ăn và quấy khóc liên tục. Tình trạng nặng nhất là dịch nhầy mũi trẻ đặc sệt lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh đục và rơi vào trạng thái mê man.
Lời khuyên cho phụ huynh khi lần đầu tiên trẻ bị cảm cúm
Với trẻ sơ sinh thì mẹ nên cho trẻ bú mỗi lần ít hơn và tăng số lần bú. Bởi mũi trẻ đang bị nghẹt nên sẽ không thoái mái khi bú quá lâu. Lưu ý khi cho trẻ bú, mẹ nên bế trẻ trong tư thế cao đầu hoặc trẻ không chịu bú thì dùng muống đút cho trẻ.
Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ để vệ sinh khoang mũi và làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở.
Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giảm triệu chứng nghẹt mũi và bệnh tình sẽ nhanh khỏi hơn.
Với triệu chứng sốt thì lưu ý trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt cao trên 38 độ và trẻ trên 6 tháng sốt 39 độ C thì cần được đưa đến bệnh viện.
Trong quá trình chăm sóc trẻ cảm lạnh tại nhà thì phải theo dõi sát trẻ và đưa đi cấp cứu khi những triệu chứng bệnh trở nặng và kéo dài không dứt.