Mùa lạnh đến rồi, nếu không chú ý giữ ấm và phòng bệnh chu đáo, các bé có thể mắc các bệnh về đường hô hấp. Bệnh viêm xoang ở trẻ em thực chất là biến chứng của bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và dễ tái phát trong mùa lạnh. Dưới đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ mà các mẹ cần nắm.
- Điểm qua những nguyên nhân gây ra viêm xoang ở trẻ em
- Nếu thấy những triệu chứng này rất có thể trẻ đã bị viêm xoang
Mục lục
Những nguyên nhân nào gây ra viêm xoang ở trẻ em?
Theo các sĩ chuyên khoa, xoang trẻ em khác hoàn toàn so với xoang người lớn bởi khi trưởng thành thì xoang mới định hình. Phần lớn trẻ bị viêm xoang là do có thời gian bị nhiễm vi rút viêm họng, viêm mũi mà không được điều trị dứt điểm. Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, có thể chia thành các nhóm sau:
– Do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ: Trong số những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến bệnh viêm xoang ở trẻ, phổ biến nhất là nguyên nhân do không khí ô nhiễm, do khói bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ,… nhất là trẻ sông ở các thành phố và đô thị lớn. Bên cạnh đó, thời khắc giao mùa, nóng lạnh bất thường cũng khiến cho sức đề kháng của trẻ kém, không kịp thích nghi. Chính vì vậy, trẻ dễ thành nạn nhân của các bệnh về hô hấp nói chung, viêm xoang nói riêng.
– Dị ứng do nhiều tác nhân: Viêm mũi xoang dị ứng xuất hiện khi trẻ phải tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thực phẩm gây dị ứng như trứng, sữa, các loại hải sản, đậu lạc, … Bên cạnh đó, các bé thường thích đùa nghịch với thú cưng như chó, mèo… khiến lông của chúng lọt vào hốc xoang và gây dị ứng, rồi dẫn tới viêm xoang ở trẻ em.
– Sức đề kháng của trẻ kém cũng là 1 nguyên nhân: Sức đề kháng kém cũng khiến cho cơ thể trẻ không đủ sức để chống chọi lại các loại vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, lâu dần có thể dẫn tới viêm xoang.
– Ngoài ra, một số nguyên nhân bên trong cơ thể trẻ thường gặp là viêm xoang do sâu răng lâu ngày không chữa trị; viêm xoang do sau chấn thương, máu tụ ở trong hốc xoang; hoặc do trời lạnh khiến trẻ em có thể do bị viêm a-mi-đan gây nhiễm trùng,… Mặt khác, còn có những nguyên nhân tự nhiên như trẻ có cơ địa bẩm sinh đã mắc các bệnh lý về polip, niêm mạc thoái hóa tạo thành khối polip (khối u lành tính) trong mũi, trong xoang, dẫn đến viêm xoang do polip.
– Bên cạnh đó, vệ sinh kém cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ. Trẻ có thói quen không năng rửa tay, rửa mặt, tắm gội, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, hay dùng tay ngoáy mũi hoặc để gỉ mũi lâu ngày khiến cho vi khuẩn chui vào mũi, gây viêm mũi, sau đó gây viêm xoang cấp ở trẻ em.
Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em thường gặp là gì?
Trước hết cần nhắc đến những dấu hiệu viêm xoang ở trẻ em khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên gồm sổ mũi, ho, sốt,… Hầu hết những triệu chứng này sẽ tự khỏi thuyên giảm nhiều sau 5-7 ngày. Nếu như chúng kéo dài hơn khoảng thời gian này thì có nghĩa là đã chuyển sang giai đoạn viêm xoang cấp.
Và các dấu hiệu cảnh báo viêm xoang cấp là sốt 3-4 ngày không giảm, trẻ đau họng, ho kèm đờm, sổ mũi và dịch mũi chuyển sang màu xanh hoặc vàng đục. Nếu không chữa trị dứt điểm và để tái đi tái lại sẽ dẫn đến bệnh viêm xoang mãn tính.
Thông thường, các triệu chứng viêm xoang mũi ở trẻ em chỉ được chẩn đoán chính xác nhất và điều trị dứt điểm sau khi bác sĩ thăm khám và xét nghiệm loại vi rút gây bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng viêm nhiễm mà có phác đồ điều trị khác nhau.
Điều trị viêm xoang ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả?
Viêm xoang là 1 trong những bệnh lý khá nguy hiểm đối với trẻ em nên bậc phụ huynh cần phải lưu ý nhiều điều khi điều trị bệnh viêm xoang và chăm sóc trẻ.
Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định cùa bác sĩ, cha mẹ có thể thực hiện một số lời khuyên có lợi cho bệnh tình của trẻ như sau:
Để điều trị viêm xoang ở trẻ em một cách đơn giản nhất, các mẹ có thể dùng nước muối vệ sinh mũi trẻ thường xuyên để giúp thông thoáng đường thở và tiêu diệt các ổ viêm nhiễm bên trong. Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn điều trị bệnh, trong đó cần ưu tiên các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, B, C và cho trẻ uống nhiều nước.
Các bậc cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang cho trẻ dùng. Đặc biệt, những dạng thuốc xịt mũi cũng là thứ cấm kỵ đối với trẻ viêm xoang. Bởi chúng có thể gây co mạch máu mũi và gây suy tim, suy hô hấp trầm trọng ở các bé.
Do phần lớn bệnh viêm xoang là biến chứng của chứng viêm mũi, viêm họng. Chính vì thế khi trẻ mắc các bệnh lý này thì cần được chữa trị sớm và triệt để. Phòng ngừa tốt nhất chứng cảm cúm bằng cách thường xuyên vệ sinh khu vực sống, hạn chế tiếp xúc môi trường bụi bẩn và giữ ấm vào mùa lạnh. Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang ở những nơi đông người. Đặc biệt, nên sử dụng siro Coje ngay khi trẻ mới bị cảm cúm, viêm mũi, viêm họng sẽ là cách phòng bệnh viêm xoang đơn giản và hiệu quả nhất.
iro Coje có thành phần Phenylephrine HCl giảm phù nề, sung huyết, tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi. Kháng histamin giảm sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt giúp cho các bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm xoang ở trẻ em và cách sử dụng Siro Coje để điều trị bệnh, bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được các dược sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé.