Khi bé bị cảm lạnh, trẻ sẽ có những triệu chứng như nhức đầu, sổ, nghẹt mũi, sốt, ho… các bậc phụ huynh hãy thực hiện những bước sau để giúp bé mau hết bệnh nhé.
Cảm lạnh là tên gọi chung của một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi một loại vi-rút. Nếu em bé bắt đầu có những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi liên tục thì có thể bé đã bị cảm lạnh. Theo thời khuyên của bác sĩ thì các bà mẹ nên kiểm tra màu sắc nước mũi của trẻ. Nếu nó thay đổi từ màu vàng sang màu xanh lục thì gần như chắc chắn bé đã bị cảm lạnh.
Sự khác biệt giữ cảm lạnh và cúm là gì?
Mùa cúm kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Cao điểm của dịch là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 3. Nếu bé bị bệnh trong thời gian này thì bé có thể bị cúm. Bệnh cúm thường được gây ra bởi một loại vi-rút gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể cùng với các triệu chứng hô hấp của bệnh cảm lạnh như hắt xì, nghẹt mũi, sổ mũi. Các bác sĩ khuyên rằng trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 tháng đến 19 tuổi nên chích ngừa là cách phòng ngừa cúm trong mùa dịch hiệu quả nhất.
Tại sao trẻ sơ sinh rất hay bị cảm lạnh?
Thật không may, một em bé bị cảm lạnh như một chuyện bình thường. Các bác sĩ cho biết rằng một em bé được sinh ra khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trước ngày sinh nhật đầu tiên. Trẻ em ở giai đoạn này rất dễ bị cảm lạnh hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoạt động hết công suất. Ngoài ra trẻ cũng chưa phát triển khả năng miễn dịch để chống lại nhiều loại vi-rút gây ra cảm lạnh.
Một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh là xung quanh trẻ có nhiều vi-rút bao gồm cha mẹ, anh chị hoặc các bạn ở trường mầm non. Những nghiên cứu cho thấy trẻ em đi nhà trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai, chảy nước mũi và các vấn đề hô hấp khác cao hơn so với những đứa trẻ được chăm sóc riêng tư tại nhà.
Trẻ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn trong những tháng lạnh vì đó là thời gian vi-rút lây lan trên khắp cả nước.
Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đúng cách
Cho trẻ nghỉ ngơi
Khi bị cảm, trẻ sẽ rất mệt và cần được nghỉ ngơi hợp lý. Với những bé đang đi học hoặc đi nhà trẻ, bạn hãy cố gắng thu xếp thời gian hoặc cắt cử người chăm sóc bé tại nhà. Ngoài ra, khi ở nhà con bạn cũng tránh lây lan vi trùng cho các bạn cùng lớp.
Hạ sốt
Trẻ có thể bị sốt rất nhẹ, hâm hấp nóng (dưới 380C) không nhất thiết phải dùng thuốc sốt, nếu có thì cũng chỉ dùng loại thông thường bao gồm các thảo dược.
Trẻ có thể lúc đầu sốt nhẹ, ngay sau đó sốt cao (khoảng 38,5oC) cần dùng thuốc sốt sớm, nếu dùng muộn, trên đường đến viện bé có thể sốt cao hơn rồi co giật. Thầy thuốc sẽ dựa vào lâm sàng và xét nghiệm, xác định nhiễm khuẩn gì, cho dùng kháng sinh thích hợp. Bà mẹ không nên tự ý chọn kháng sinh cho trẻ.
Trẻ có thể bị sốt rất cao (trên 38,5-39oC) rất đột ngột kèm theo đau họng phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, nếu đúng thì phải dùng kháng sinh đặc hiệu (tiêm penicilin, liều cao). Theo phác đồ điều trị, từ khi nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết đến khi dùng kháng sinh diều trị ở phải trong vòng 10 ngày.
Lưu ý đặc biệt: Không được dùng aspirin: Khi trẻ bị nhiễm virus mà dùng aspirin thì bị hội chứng Reye với biểu hiện phù não, thoái hóa thần kinh não, suy gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh chóng, gan to chứa đầy các không bào chứa mỡ; rất dễ tử vong; nếu cấp cứu kịp thời có thể cứu sống nhưng để lại di chứng. Ngoài ra, asprin còn có thể gây ra các tại biến khác như với người lớn (trên đường ruột, trên hô hấp, trên huyết áp, trên hệ thống đông máu) nhưng dễ xẩy ra hơn (do sinh lý trẻ em). Do vậy, không dùng aspirin cho trẻ dưới 15 tuổi.