Triệu chứng của các thể viêm xoang gần như giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt viêm xoang sàng và viêm xoang mũi?
Cấu tạo của xoang và nguyên nhân viêm nhiễm
Thông thường khu vực xoang bình thường bao gồm 4 vùng là xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Xoang có nhiệm vụ tạo độ rộng cho phần trên cơ thể, cụ thể là vùng mặt. Nó đóng vai trò như những chiếc loa tạo độ vang cho tiếng nói xuất phát từ vòm họng.
Do nằm ở phần cửa ngõ ra vào của không khí và cận kề vùng khoang mũi nên rất dễ bị viêm nhiễm. Chỉ cần tiếp xúc với bụi bặm, các dị nguyên hay để cảm lạnh kéo dài là đủ điều kiện phát sinh bệnh viêm xoang. Thậm chí, trào ngược dạ dày cũng là một nguyên nhân gây viêm xoang mà nhiều người không ngờ đến.
Phân biệt viêm xoang sàng và viêm xoang mũi
Cũng bởi hốc mũi thường thông với khoang xoang nên viêm xoang sẽ kéo theo viêm mũi. Và người ta sẽ gọi là viêm mũi xoang, tức là viêm đồng thời cả mũi lẫn xoang. Viêm xoang có hai dạng là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính. Với viêm xoang cấp tính, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khởi phát như đau đầu, sổ mũi, chảy nước mũi liên tục,… Muốn điều trị viêm xoang cấp tính phải có phác đồ điều trị bằng kháng sinh do bác sĩ kê đơn.
Trong khi đó viêm xoang mãn tính rất khó chữa trị dứt điểm và thường tái đi tái lại nhiều lần. Bác sĩ sẽ cân nhắc dùng các phương pháp như phẫu thuật, nạo xoang, chỉnh hình vách ngăn xoang để cải thiện tình trạng bệnh.
Còn về viêm xoang sàng cũng là một dạng viêm xoang nhưng tình trạng viêm nhiễm diễn ra tại xoang sàng. Nó có thể là viêm xoang sàng cấp tính hay mãn tính và cách điều trị cũng gần giống như viêm xoang mũi.
Như vậy viêm xoang mũi là cụm từ để nói chung về chứng viêm xoang còn viêm xoang sàng là ám chỉ tình trạng viêm xoang ở khu vực nhỏ là xoang sàng. Triệu chứng của chúng có khác nhau đôi chút là vùng đau nhức sẽ tập trung ở khu vực xoang sàng hay đau nhức cả vùng mặt.