Viêm mũi họng là bệnh thường gặp trong mùa mưa và rất dễ biến chứng. Vậy phải làm thế nào để phòng viêm mũi họng cho trẻ?
- Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng có nên bơi lội hay không?
- Mách bạn những mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Trẻ em là đối tượng dễ mắc chứng bệnh đường hô hấp nhất mà đặc biệt là viêm mũi họng. Nguyên nhân là sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên không có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Thế nhưng, chuyên gia mách cho bậc phụ huynh những mẹo đơn giản để phòng viêm mũi họng cho trẻ hiệu quả nhất.
Phòng bệnh viêm mũi họng
Cách đơn giản nhất là vệ sinh mũi họng trẻ bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Tuy nhiên lưu ý là không nên dùng các dạng xịt, nên nhỏ từng giọt vào mũi trẻ để tránh gây áp lực cho niêm mạc mũi.
Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi xuất hiện nơi công cộng, đặc biệt là khi đi vào khu vực bệnh viện. Giữa ấm cơ thể trẻ mỗi khi trở trời và tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên trong ngày.
Chữa trị viêm mũi họng cho trẻ
Bác sĩ chuyên gia cho biết rằng viêm mũi họng là bệnh lý do vi rút gây ra và có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Do đó đừng nóng vội cho trẻ uống kháng sinh. Tốt nhất là phụ huynh chỉ nên vệ sinh mũi trẻ trong giai đoạn bị bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao (trên 38,5 độ C) thì có thể dùng thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em.
Nếu sốt nhẹ thì lau mình và hạt sốt bằng khăn thấm nước ấm. Cho trẻ uống nước lọc nhiều và có thể bổ sung thêm nước trái cây tươi như cam, chanh, táo,…
Cha mẹ lưu ý rằng nếu chăm sóc tốt và sức đề kháng của trẻ cũng đáp ứng tốt thì viêm mũi họng sẽ khỏi sau 5-10 ngày. Đồng thời các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần mức độ. Do đó, nếu thấy trẻ sốt liên tục 3 ngày không giảm thì phải nghĩ đến tình trạng bội nhiễm. Đối với tình trạng này thì buộc lòng phải đưa trẻ đến bệnh viện và để bác sĩ kê đơn kháng sinh cải thiện bội nhiễm sớm nhất có thể. Chỉ có như thế mới tránh được biến chứng và viêm mũi họng mới dứt hẳn.