Cảnh báo! Thật sự đáng ngại khi bà bầu 9 tháng bị cảm cúm

Bà bầu 9 tháng bị cảm cúm có thể gây khó khăn cho việc sinh nở và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.

bà bầu 9 tháng bị cảm cúm
Nên lưu ý khi bà bầu 9 tháng bị cảm cúm

Bác sĩ vẫn thường cảnh báo rằng bệnh cảm cúm là bệnh lý thông thường nhưng nó thể là tử thần đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Đặc biệt hơn, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì cần phải thận trọng hơn đối với bệnh cảm cúm.

Ảnh hưởng của cảm cúm đến bà bầu 9 tháng

Cảm cúm tưởng chừng như nhẹ và sẽ tự khỏi nhưng thực tế những triệu chứng của nó hoàn toàn không có lợi cho thai phụ giai đoạn cuối. Cụ thể, nếu sốt trên 39 độ C thì sẽ kích thích co bóp tử cung và dẫn đến sinh non hoặc nặng hơn là sảy thai. Hoặc cảm cúm trong giai đoạn mang thai sẽ để lại nhiều di chứng cho trẻ như còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển sau khi sinh.

Cần làm gì khi bà bầu 9 tháng bị cảm cúm

bà bầu cảm cúm
Bà bầu cảm cúm ở cuối thai kỳ rất dễ sinh non, sảy thay

Ngay khi phát hiện triệu chứng nóng, sốt của cảm cúm thì bà bầu phải có biện pháp can thiệp nhanh chóng. Hãy nằm nghỉ ngơi và chườm mát để hạ nhiệt. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt vì tác dụng phụ của nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Liên tục uống nhiều nước, dù không muốn ăn nhưng phải cố ăn để cơ thể có sức đề kháng đầy lùi cảm cúm. Lưu ý ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ tốt cho tình trạng bệnh lý này.

Một chú ý khác với bà bầu 9 tháng bị cảm cúm là tuyệt đối không được xông hơi. Bởi khi xông thì nhiệt độ nước ối sẽ tăng cao và sẽ không tốt cho quá trình phát triển của bào thai cũng như khiến trẻ bị ngộp, khó trao đổi chất.

Cách phòng cảm cúm khi mang thai

bà bầu ngừa cảm cúm
Ngừa cảm cúm với chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ là điều quan trọng nhất. Khi mang thai thì không được dùng thuốc tây y nên tốt nhất là bạn phải làm cho cơ thể mình khỏe mạnh từ bên trong trước đã mới có thể phòng chống bệnh cảm cúm.

Nên uống trà gừng ấm mỗi khi đi ngoài trời lạnh về để cơ thể không bị nhiễm lạnh. Giữ ấm vùng cổ họng vào ban đêm để phòng ngừa cảm cúm.

Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì cũng nên tập luyện một số môn thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe và dễ lâm bồn hơn.

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mà mắc bệnh lý nào cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ và có phác đồ điều trị hợp lý. Tuyệt đối không dùng thuốc cảm cúm hay thuốc chữa bệnh nào khác bừa bãi khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.