Bạn đã nghe và áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc chưa? Nếu chưa, đừng bỏ qua bài viết này nhé, bởi chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 3 cách chữa viêm mũi dị ứng vô cùng đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng rất hiệu quả từ cây ngũ sắc.
Tại sao cây ngũ sắc có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng?
Trong dân gian, cây ngũ sắc được gọi bằng rất nhiều tên gọi khác nhau như cây hoa ngũ vị, hoa cứt lợn, cây cỏ hôi. Theo Đông y, cây ngũ sắc có chứa rất nhiều thành phần có thác dụng kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt,…
Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, trong cây ngũ sắc có chứa khoảng 0,16% tinh dầu đặc, có màu vàng nhạt, vàng nghệ và có mùi thơm rất dễ chịu. Đặc biệt, trong tinh dầu của cây ngũ sắc có chứa chất cadinen, geratocromen, demetoxygeratocromen, caryophyllen, có công dụng hữu hiệu trong việc chống phù nề, chống dị ứng, chống viêm.
Đâu là cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc hiệu quả nhất?
Để có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc, bạn có thể tham khảo và áp dụng 1 trong 3 cách phổ biến nhất dưới đây:
1. Xông mũi bằng cây ngũ sắc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
+1 nắm cây hoa ngũ sắc.
+ 1 tờ giấy chứng dùng để quấn thành ống nhỏ.
+ Cốc uống nước có thân cao.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch cây ngũ sắc, vớt ra để cho ráo nước.
– Nếu cây quá dài, bạn hãy cắt nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi cùng nước.
– Nước sôi, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
– Đổ nước ra cốc, quấn tờ giấy thành ổng nhỏ hình phễu.
– Đặt đầu to của ống vào miệng cốc, đầu nhỏ đặt vào mũi để xông.
– Nước nguội, bạn đun sôi trở lại và tiếp tục thực hiện xông theo các bước hướng dẫn ở trên 1 lần nữa.
Lưu ý:
+ Cần kiên trì xông mũi 1-2 lần/ngày, sau 10 ngày, các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
+ Không nên xông nước khi quá nóng vì có thể làm bỏng mũi.
2. Nhét bông tẩm nước ngũ sắc vào mũi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
+ 1 nắm cây hoa ngũ sắc.
+ Bông gòn.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch cây hoa ngũ sắc, vớt ra rổ để cho ráo nước.
– Cho cây hoa ngũ sắc vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt.
– Dùng bông gòn tẩm nước cốt hoa ngũ sắc sau đó nhét vào mũi và để khoảng 20 phút.
– Cuối cùng, xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các dịch mủ bị ứ đọng ở trong xoang mũi ra ngoài.
Lưu ý:
+ Không nên xì mũi quá mạnh có thể khiến các chất dịch ở mũi và vi khuẩn đi qua đường nối thông giữa tai và mũi (hay còn gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
+ Nhét bông gòn thấm nước cốt hoa ngũ sắc có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu vì mùi của cây ngũ sắc. Nhưng hãy kiên trì áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc nhé, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể đấy!
3. Nhỏ nước cây ngũ sắc vào mũi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 1 nắm cây hoa ngũ sắc tươi.
– Chày và cối.
Cách thực hiện:
+ Hoa ngũ sắc đem rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
+ Cho hoa ngũ sắc vào cồi rồi giã nát để chắt lấy nước cốt.
+ Cho nước cốt hoa ngũ sắc vào lọ để bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.
+ Nhỏ 3-5 lần/ngày, mỗi lần nhỏ 1-2 giọt cho từng bên lỗ mũi.
Với những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, cây ngũ sắc chỉ giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng mà không có tác dụng để chữa dứt điểm bệnh. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng, bạn sẽ cần đến phương pháp đặc trị đã được nhiều người kiểm định. Trong đó, siro Coje được các chuyên gia sức khỏe và người sử dụng bình chọn là sản phẩm điều trị viêm mũi dị ứng an toàn và hiệu quả nhất. Coje không chứa kháng sinh, vị ngọt hương dâu, dễ uống, sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.