Bé bị ngạt mũi về đêm kéo dài 3 năm, điều trị thế nào?

Câu hỏi: Chào bác sỹ, em có bé năm nay 6 tuổi, từ lúc lên 3 tuổi cháu hay bị nghẹt mũi. Đêm hay quấy, gần sáng mới ngủ vì thế cháu hay đi học muộn. Em đã con đi điều trị nhiều nơi mà không thuyên giảm. Hiện giờ em rất lo lắng sợ để lâu bệnh của con dễ bị hen suyễn. Xin giới thiệu cho em lời khuyên bé bị ngạt mũi về đêm kéo dài 3 năm, điều trị thế nào? (Nguyễn Việt Hưng, 37 tuổi, Điện Biên)

Bác sĩ Phùng Thị Hương Loan – Nguyên trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung Ương trả lời:

Bạn Việt Hưng thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về thắc mắc: Bé bị ngạt mũi về đêm kéo dài 3 năm, điều trị thế nào? của bạn, tôi xin giải đáp cụ thể như sau:

Cách điều trị khi bé bị ngạt mũi về đêm kéo dài 3 năm

Bé 6 tuổi đã bị bệnh ngạt mũi về đêm 3 năm nay. Như vậy, có lẽ bé bị viêm mũi dị ứng nhưng 75% viêm mũi dị ứng có kết hợp hen phê quản. Nếu mẹ thấy con có khò khè, khó ngủ cần đi khám để chuẩn đoán xác định vì nếu kèm theo hen phải điều trị hen kết hợp.

be-bi-ngat-mui-ve-dem-keo-dai-3-nam
Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài là tình trạng phổ biến và thường gặp

Cách làm giảm ngạt mũi tại nhà cho trẻ

– Dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch dịch, gỉ mũi cho bé. Mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý rồi mới hút chho con, khi hút cần thật nhẹ nhàng, tránh làm đau và tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

– Xông hơi cho trẻ bằng cách tắm nước nóng hoặc dùng thảo dược như lá kinh giới, lá tre, tí tô hoặc tinh dầu tự nhiên. Hơi nước nóng giúp làm loãng các dịch nhờn, mũi trở nên thông thoáng và bé dễ thở.

– Chườm khăn ấm vào 2 bên tai cho trẻ, mỗi bên khoảng chừng 10 – 15 phút. Thực hiện trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon hơn do tình trạng giảm mũi được cải thiện.

– Bôi tinh dầu tràm lên quần áo của trẻ hoặc dùng đèn xông tinh dầu dầu tràm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu có tác dụng giảm chứng ngạt mũi đáng kể.

– Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, ăn thức ăn lỏng để làm loãng dịch nhầy.

tinh-dau-tram
Bôi tinh dầu tràm lên quần áo của trẻ hoặc dùng đèn xông tinh dầu dầu tràm

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi: Bé bị ngạt mũi về đêm kéo dài 3 năm, điều trị thế nào? của bạn Việt Hưng. Hy vọng với những tư vấn từ bác sĩ Phùng Thị Hương Loan, bạn đã biết nên làm gì để chăm sóc cho bé yêu tốt nhất. Chúc bé mau khỏe!