Bé bị nghẹt mũi phải làm sao?

bị nghẹt mũi phải làm sao? Nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi? là mối quan tam của rất nhiều mẹ khi đang nuôi con nhỏ. Một số mẹo dưới đây sẽ giúp giảm chứng nghẹt mũi khó chịu cho bé nhanh chóng và an toàn ngay tại nhà.

bi-nghet-mui-phai-lam-sao
Bé bị nghẹt mũi phải làm sao? là mối quan tam của rất nhiều mẹ khi đang nuôi con nhỏ

Một số tác hại khi trẻ bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là hiện tượng mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy, hoặc phù nề niêm mạc mũi hay hẹp vách ngăn mũi khiến cho việc hít thở khó khăn và trẻ buộc phải thở bằng miệng.

Khi trẻ bị nghẹt mũi sẽ dẫn đến các tác hại như:

– Người mệt mỏi, mất ngủ: Việc khó thở và phải thở bằng miệng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, ngủ không ngon và không sâu giấc.

– Thiếu oxy não: Do không khí chưa được làm sạch, làm ấm và làm ẩm qua mũi nên lượng oxy cung cấp lên não bị thiếu. Nếu kéo dào tình trạng thiếu oxy não sẽ gây ra tình trạng chóng mặt và đau đầu.

– Viêm họng, viêm thanh quản: Tình trạng thở bằng miệng kéo dài khi bị nghẹt mũi sẽ dẫn đến cổ họng khô và đau, viêm thanh quản, thậm chí là viêm phế quản.

tac-hai-cua-nghet-mui
Tình trạng thở bằng miệng kéo dài khi bị nghẹt mũi sẽ dẫn đến cổ họng khô và đau, viêm thanh quản, thậm chí là viêm phế quản.

Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao?

Vậy khi trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao? Để làm thông thoáng đường thở, giúp trẻ không phải thở bằng miệng khi bị nghẹt mũi, các mẹ có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây:

– Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% mua tại các hiệu thuốc.

– Massage vùng mũi cho trẻ hàng ngày bằng cách, sử dụng 2 ngón tay trỏ day nhẹ nhàng từ hai đầu lông mày xuống sống mũi. Các động tác massage nhẹ nhàng giúp làm thông các huyệt đạo và giảm chứng nghẹt mũi.

– Xông hơi bằng nước ấm với tinh dầu tràm, khuynh diệp hoặc bạc hà. Khi hít hơi nước ấm có chứa tinh dầu sẽ làm loãng dịch nhầy tích tụ trong mũi, khiến đường thở trở nên thông thoáng.

– Uống một số đồ uống để đẩy lùi chứng nghẹt mũi như: mật ong pha chanh, nước chanh ấm, nước gừng ấm hoặc nước gừng mật ong…Những đồ uống này còn giúp làm ấm và tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

– Kê cao gối và cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ sẽ giảm thiểu chứng nghẹt mũi và dễ thở hơn. Nếu trẻ bị nghẹt mũi bên trái, mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng sang bên phải và ngược lại.

– Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho cơ thể, giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi và đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn.

– Hãy cố gắng cho trẻ ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp vận động nhẹ nhàng thường xuyên để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

an-uong-du-chat-dinh-duong-tang-suc-de-khang
Cho trẻ ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng

– Tham khảo và cho trẻ uống siro Coje cảm cúm. Coje được chứng nhận có khả năng làm thông thoáng đường thở, trị nghẹt mũi hiệu quả, giúp bé mau khỏe mạnh, ngủ sâu giấc hơn và tránh những triệu chứng nóng sốt, biếng ăn, suy nhược cơ thể. Siro Coje không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ, sản phẩm dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, các mẹ đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao? Trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng nghẹt mũi vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.