Bất cứ bệnh lý nào cũng có thể gây ra chứng nguy hiểm. Và biến chứng của cảm cúm ở trẻ em cũng là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc không được điều trị kịp thời và đúng cách đã khiến bệnh cảm cúm trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Những cách chữa cảm cúm bằng tỏi cực hiệu quả và tiện lợi
- Phụ huynh đã biết đến những biến chứng viêm mũi ở trẻ em?
Mục lục
Thực tế có đến 1/3 trẻ cảm cúm bị biến chứng
Gần đây, một số nghiên cứu trên thế giới cho biết rằng có đến 1/3 trẻ em bị cảm cúm phải nhập viện kèm theo một số biến chứng đáng lo ngại như co giật, viêm phổi, thậm chí là phù não. Cụ thể, bác sĩ Mistry (bệnh viện nhi Colorado, Hoa Kỳ) cho biết trong giai đoạn 2008 đến 2010, có đến 241 trẻ nhập viện vì biến chứng của cảm cúm ở trẻ em. Điều đặc biệt là những trẻ em này có thể nhiễm vi rút cúm thông thường nhưng cũng có thể nhiễm các nhóm vi rút gây bệnh đường đường hố hấp nặng hơn.
Con số mà các nhà nghiên cứu đưa ra là có đến 35% trường hợp biến chứng của cảm cúm ở trẻ em trong số những bệnh nhi nhập viện. Thường gặp nhất là những biến chứng về đường hô hấp, rối loạn thần kinh, teo cơ hay thậm chí là bại não nghiêm trọng. Một số trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng khó thở và gần như là suy hô hấp nặng.
Những đối tượng dễ bị biếng chứng khi cảm cúm
Theo bác sĩ Vincenzo Maniaci (Bệnh viện Nhi Miami, tại Mỹ), đa số trẻ gặp biến chứng của cảm cúm đều có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, nhóm trẻ em từng mắc chứng rối loạn tim, bệnh mãn tính liên quan đến phổi cũng là những đối tượng dễ bị biến chứng khi mắc cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những trẻ khỏe mạnh thì không có nguy cơ gặp các biến chứng của cảm cúm nhé. Một tin đáng mừng cho bậc phụ huynh là khoảng 40% trẻ bị biến chứng khi cảm cúm sẽ không gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Thế nhưng, cần phải lưu ý đến những dấu hiệu cảnh báo biến chứng của cảm cúm ở trẻ em. Như chúng ta vẫn biết, hầu hết trẻ cảm cúm đều được điều trị tại nhà. Chính vì thế, theo dõi trẻ kỹ và nhận biết dấu hiệu bất thường là điều cần thiết. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng trở nặng như thở gấp, ho trầm trọng và tức ngực khi mắc chứng cảm cúm thì phải đưa đến bác sĩ ngay. Vì đó có thể là do bệnh lý đã biến chứng sang viêm phổi.
Một điều đặc biệt nữa là không phải trẻ đã tiêm vắc xin thì không mắc bệnh cảm cúm. Và phụ huynh phải nâng cao tinh thần phòng ngừa bệnh cảm cúm trẻ em vào mùa mưa hoặc mỗi khi trái gió trở trời. Hãy phòng bệnh trước khi chúng xuất hiện để tránh xa những biến chứng tốt nhất có thể.
Các phương pháp điều trị cảm cúm ở trẻ
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh cảm cúm. Do vậy, cách tốt nhất là bố mẹ hãy chăm sóc con thật tốt bằng những phương pháp dưới đây:
– Vệ sinh, rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các chất dịch nhầy tích tụ ở trong mũi.
– Giữ độ ẩm không khí ở trong phòng trẻ từ 60-70% để làm giảm chứng nghẹt mũi, sổ mũi.
– Nếu trẻ sơ sinh bị sốt 38 độ C hoặc cao hơn, mẹ có thể cho uống Acetaminophen với liều lượng phù hợp. Nếu trẻ đã 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho uống Ibuprofen. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý không được cho trẻ uống các loại thuốc này khi trẻ bị nôn mửa và mất nước.
– Tuyệt đối không cho trẻ dưới 18 tháng tuổi uống aspirin vì đây có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye.
Có nên cho trẻ uống kháng sinh khi bị cảm cúm?
Rất nhiều trường hợp bố mẹ khi thấy con bị cảm cúm đã tự ý mua các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, đây là việc rất nguy hiểm vì thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt vi rút gây bệnh cảm cúm.
Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh cảm cúm như sốt, sổ mũi và ho nên rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó, nếu chưa chuẩn đoán chính xác bệnh mà đã tự ý điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí còn làm tăng tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh.
Đặc biệt, trẻ nhỏ uống kháng sinh cũng còn phải phải chịu nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, ban đỏ, trong khi bệnh cảm cúm vẫn không khỏi. Do đó, bố mẹ lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ và bệnh có biểu hiện của nhiễm khuẩn.
Để phòng ngừa các biến chứng của cảm cúm, ngay khi con có dấu hiệu đầu tiên bị cảm cúm, mẹ nên cho con uống siro Coje cảm cúm. Coje dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… của bệnh cảm cúm. Sản phẩm có vị ngọt, rất thích hợp cho những bé có tiền sử “sợ thuốc” nên các mẹ yên tâm nhé.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.