Biểu hiện cảm cúm ở trẻ em? Cách điều trị khi trẻ bị cảm cúm

Việc nhận biết sớm các biểu hiện cảm cúm ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ có hướng điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi…

bieu-hien-cam-cum-o-tre-em
Trẻ nhỏ rất dễ bị cảm cúm do sức đề kháng yếu

Các biểu hiện cảm cúm ở trẻ em

Biểu hiện và triệu chứng cảm cúm ở trẻ em thường sẽ xuất hiện sau 1-2 ngày tiếp xúc với nguồn lây:

– Sung huyết mũi: Nghẹt mũi, sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị cảm cúm. Trẻ có thể bị sổ mũi trong, xanh hoặc vàng.

– Sốt: Trong 3 ngày đầu, trẻ thường bị sốt trên 38 độ C.

– Các triệu chứng khác như: ho, đau họng, khó ngủ, quấy khóc, biếng ăn , chán ăn, hạch cổ có thể to nhẹ, niêm mạc mũi sưng đỏ.

Triệu chứng và biểu hiện cảm cúm ở trẻ em thường nặng nhất trong vòng 10 ngày đầu. Thậm chí, có không ít các trường hợp đợt cảm cúm này chưa khỏi thì trẻ bị đợt cảm cúm khác khiến cho các mẹ nghĩ rằng bệnh cúm kéo dài. Mùa thu và mùa đông là thời điểm trẻ dễ bị cảm cúm nhất.

trieu-chung-cua-benh-cam-cum
Triệu chứng và biểu hiện cảm cúm ở trẻ em thường nặng nhất trong vòng 10 ngày đầu

Cách điều trị khi trẻ bị cảm cúm

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh cảm cúm mà chỉ có thuốc điều trị các triệu chứng là chủ yếu:

– Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, sau đó hút mũi và vệ sinh mũi cho trẻ.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt 38,5 độ C trở lên.

– Uống nhiều nước để tránh tình trang mất nước và tăng sức đề kháng.

– Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị cảm cúm, không có khả năng  trong phòng ngừa bội nhiễm. Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi cảm cúm bị bội nhiễm vi trùng như viêm phổi, viêm tai, viêm xoang. Việc tự ý sử dụng kháng sinh và cho trẻ uống bừa bãi sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

– Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh khám ngay nếu thấy các dấu hiệu sau: Bỏ ăn, uống kéo dài; thở nhanh, thở mệt và khó thở; sốt trên 38,5 độ C hơn 3 ngày; ngạt mũi không giảm, thậm chí là nặng hơn và kéo dài trên 14 ngày; mắt có ghèn, đỏ mắt; chảy mủ tai, đau tai…

uong-thuoc-ha-sot-khi-bi-cam-cum
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt 38,5 độ C trở lên.

Các biện pháp phòng ngừa cảm cúm ở trẻ

Để phòng ngừa cảm cúm ở trẻ, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Rửa tay cho trẻ sạch sẽ, nhất là trước khi ăn, sau khi khi ho, hắt hơi và đi vệ sinh.

– Tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm.

– Nếu trẻ bị cảm cúm, mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây lan sang người khác.

– Dùng chất tẩy rửa lau và vệ sinh nhà sạch sẽ.

Khi trẻ mới chớm bị cảm cúm, bố mẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng ấm, bổ sung vitamin C, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi, uống siro Coje cảm cúm để giảm nhanh các biểu hiện cảm cúm ở trẻ em như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sốt… Nếu uống 3-4 ngày mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm được 50%, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.