Sung huyết mũi là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy sung huyết mũi là gì? Đâu là các loại thuốc giảm sung huyết mũi thường hay dùng nhất? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh sung huyết mũi.
Sung huyết mũi là gì?
Sung huyết mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương, sưng tấy phù nề đỏ rực, viêm nhiễm, sung huyết dữ dội. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi sung huyết là hắt hơi kiên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, tắc mũi, khó thở,…
Đi kèm với các triệu chứng trên, bệnh sung huyết mũi có thể còn xuất hiện hiện tượng ho thành từng cơn, mệt mỏi, uể oải. Viêm mũi sung huyết nếu không chữa trị kịp thời gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như thị lực giảm sút, viêm họng, mắc các bệnh hô hấp như viêm thanh quản, phế quản, khí quản, hen suyễn…
Nên sử dụng thuốc giảm sung huyết mũi nào?
Vậy đâu là các loại thuốc làm giảm sung huyết mũi phổ biến nhất? Để điều trị sung huyết mũi, bạn có thể dùng các thuốc kháng histamin, thuốc giống giao cảm, corticosteroid, kháng muscarin, nedocromil hoặc cromoglycat.
Các thuốc giống giao cảm được dùng rộng rãi khi sung huyết mũi do cảm lạnh. Do tác dụng anpha adrenergic ngăn chặn sự co thắt mạch đẩy mạnh lưu lượng máu, giảm phù nề niêm mạc mũi, làm dễ thở. Các thuốc giống giao cảm ephedrin, phenylephrin, oxymetazolin, xylometazolin có thể dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi hay thuốc phun mù. Các thuốc phenylpropanolamin, pseudoephedrin dùng dưới dạng uống.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được dùng thuốc giống giao cảm quá 7 ngày. Vì loại thuốc này có tác dụng co mạch nên khi dùng các thuốc này tại chỗ kéo dài sẽ gây ra sung huyết tái phát. Nếu dùng dạng uống thì không có hiện tượng tái phát như vậy, nhưng hiệu quả không chắc chắn và có thể có những tác dụng phụ toàn thân, nguy cơ cao có tương tác thuốc.
Tác dụng của các thuốc kháng histamin trong sung huyết mũi không do viêm mũi dị ứng còn có nhiều nghi vấn, đặc biệt khi dùng ngoài. Khi bị sung huyết kèm với cảm lạnh, có thể hít thở không khí nóng ẩm cũng khiến dễ chịu. Với trường hợp ho có thể sử dụng thêm các chất như methol, benzoin hay các chất tinh dầu.
Tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm sung huyết mũi nào, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và sử dụng Coje cảm cúm. Là siro trị cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi vận mạch không chứa kháng sinh, an toàn cho sức khỏe người bệnh, Coje có khả năng điều trị dứt điểm các triệu chứng như: đau đầu, đau cơ, hạ sốt, sổ mũi, nghẹt mũi , hắt hơi, dị ứng đường hô hấp… Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.