Không chỉ thuốc Tây y, sử dụng lá ngải cứu cũng là cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà vô cùng hiệu quả và an toàn. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu qua bài viết dưới đây.
Tại sao cây ngải cứu chữa được viêm mũi dị ứng?
Sử dụng lá ngải cứu để chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Ông cha ta đã sử dụng cách điều trị viêm mũi dị ứng này và cho hiệu quả nhất định. Cho đến nay, phương pháp này vẫn được nhiều người áp dụng khi bị viêm mũi dị ứng.
Theo Đông y, cây ngải cứu có vị đắng, tính dấm và mùi thơm nhẹ. Cây ngải cứu được xem là vị thuốc có tác dụng giảm đau, cầm máu, giảm kích ứng, sát trùng vết thương, diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng viêm, điều hòa khí huyết, nhờ đó có khả năng trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Hướng dẫn cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng ngải cứu
Để đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất, bạn cần tuân thủ theo đúng những hướng dẫn về cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng ngải cứu dưới đây:
Chế biến cây ngải cứu:
– Chọn cây ngải cứu bắt đầu trổ bông, bạn rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước.
– Phơi ngải cứu dưới bóng mát cho đến khi khô quắt lại. Không nên phơi dưới ánh nắng gắt sẽ làm mất đi hàm lượng tinh dầu có khả năng chữa bệnh.
– Khi ngải cứu khô hẳn, bạn đem ngải cứu đi nghiền nhuyễn thành bột mịn.
– Cho bột ngải cứu vào lọ để dùng dần.
Cách sử dụng:
– Cho bột ngải cứu vào tờ giấy rồi cuộn lại như điếu thuốc.
– Lấy băng keo để cố định một đầu mép gấp, đốt đầu còn lại điếu thuốc sao cho vừa đủ để bốc khói.
– Lấy đầu thuốc nóng hơ lên các huyệt ở trên đầu.
+ Huyệt 1: Vị trí nằm tại đỉnh đầu.
+ Huyệt 2,3: Nằm cách huyệt 1 khoảng 2cm ở phía trên và phía dưới.
+ Huyệt 4,5: Cách huyệt số 1 khoảng 2cm về hướng hai mang tai.
– Để đầu thuốc cách da đầu khoảng 2cm để tránh gây bỏng rát.
– Mỗi huyệt bạn hơi cho đến khi thấy ấm lên thì đổi sang huyệt khác.
– Thời gian hơ trung bình lần lượt hết các huyệt tốt nhất là khoảng 15 phút.
Một vài lưu ý:
+ Cột tóc gọn gàng, nên nhờ người ép sát tóc vào dầu để tránh tình trạng bị cháy tóc.
+ Nên thực hiên cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà bằng cây lá ngải vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Nên kiên trì thực hiện 1 liệu trình đều đặn khoảng 10-15 ngày, giữa mỗi liệu trình cách nhau khoảng 1 tuần.
Với cách điều trị viêm mũi di ứng tại nhà bằng cây ngải cứu, bạn cần phải bỏ ra khá nhiều thời gian để chuẩn bị và thực hiện, ngoài ra khả năng bệnh tái phát cũng rất cao. Vì vậy, để điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cần chú trọng phục hồi niêm mạc xoang bằng cách sử dụng siro Coje. Khi niêm mạc được phục hồi, cũng là lúc bệnh viêm mũi dị ứng không có cơ hội tái phát trở lại. Coje không chứa kháng sinh, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.