Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi rất hay bị viêm phế quản. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, viêm phế quản có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm phối. Bài viết này sẽ trang bị cho các mẹ những kiển thức cần thiết về bệnh viêm phế quản cũng như cách phòng tránh viêm phế quả ở trẻ nhỏ.
Mục lục
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là hiện tượng viêm lớp niêm mạc của ống phế quản, do bị nhiễm trùng. Phế quản là ống giúp không khí di chuyển. Khi trẻ bị đau họng, cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, vi rút có thể lan ra phế quản khiến đường hô hấp sưng, viêm và có chất nhầy.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bệnh viêm phế quản được chia làm 2 loại chính:
– Viêm khí phế mạc cấp tính: Là hiện tượng nhiễm trùng diễn ra trong thời gian ngắn khiến cho đường hô hấp ở trong phổi bị ứng và có chất nhầy. Viêm khí phế mạc cấp tính thường chỉ kéo dài trong một vài tuần.
– Viêm phế quản mạn tính: Đây là loại viê phế quản gây kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí nhiều năm và mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với khí phế mạc cấp tính.
Nguyên nhân nào gây viêm phế quản ở trẻ?
+ Nguyên chính gây viêm phế quản ở trẻ là do vi rút dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn phổ biến gây viêm phế quản là liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn tụ cầu khuẩn…
+ Do trẻ thường xuyên hít phải khói xe, bụi bẩn, thuốc lá, hóa chất hoặc hơi độc… nếu sống trong môi trường này lâu dài, trẻ có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.
+ Trẻ tắm nước quá lạnh, tắm quá lâu, ngồi điều hòa quá lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản.
+ Trẻ bị dị ứng khói thuốc lá, lông (chó, mèo), phấn hoa, thức ăn, một số loại thuốc, hóa chất… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản.
Các triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản
Giai đoạn khởi phát:
– Trẻ bị sốt nhẹ.
– Ho khan.
– Hắt hơi.
– Sổ mũi
– Nghẹt mũi.
Giai đoạn phát triển:
– Khí quản tấy đỏ, sưng phồng, dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại.
– Ho nhiều, đau rát cổ họng, đờm có màu xám, hơi vàng hoặc xanh.
– Đau ngực, mệt mỏi và sốt nhẹ.
– Khó thở, thở khò khè hoặc phải thở bằng miệng.
– Da trẻ xanh xao và tím tái.
– Có thể bị rối loạn tiêu hóa ở cấp độ nhẹ.
Giai đoạn nguy hiểm:
– Sốt cao trên 38oC.
– Mệt mỏi, bỏ ăn, môi và da khô, chảy mồ hôi.
– Ho từng cơn kéo dài, có thể có đờm.
– Khó thở, thở bằng miệng và thở khò khè.
– Da trẻ xanh xao, môi, đầu ngón tay và ngón chân tím tái.
– Trẻ hay bị tiêu chảy, nôn.
– Nnằm li bì, có thể bị hôn mê và xuất hiện nhng cơn co giật.
– Mạch yếu nhưng tim đập nhanh.
Viêm phế quản ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ?
Viêm phế quản là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức và sự phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguy hiểm của bệnh viêm phế quản, bố mẹ nên tìm hiểu để biết cách điều trị và phòng ngừa cho bé kịp thời:
+ Viêm phổi.
+Tràn khí, tràn dịch màng phổi.
+ Áp xe phổi.
+ Suy hô hấp…
+Viêm tiểu phế quản cấp.
+ Viêm phế quản mãn tính.
+ Bệnh hen phế quản mãn tính.
+ Viêm tai giữa.
Như vậy, khi trẻ bị viêm phế quản, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có nguy cơ gây tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện con có dấu hiệu bị viêm phế quản, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, không chỉ khiến bệnh nặng hơn mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ về sau.
Cách phòng chống viêm phế quản cho trẻ sơ sinh
Để phòng chống viêm phế quản cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
– Đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, tránh để trẻ hít phải bụi bẩn, thuốc lá, các hóa chất độc hại…
– Hạn chế tối đa cho trẻ ăn các thực phẩm để mát trong tủ lạnh như hoa quả, nước đá, sữa hay đồ ăn chế biến sẵn. Những thức ăn khiến trẻ dễ bị viêm họng.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp tăng cường sức đề kháng. Trẻ bú sữa mẹ thì mẹ cần phải ăn uống đủ chất.
– Bật điều hòa 28 độ C, không nên bật quá lạnh; không bật quạt chĩa thẳng vào người trẻ.
– Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh hay những khi thời tiết giao mùa; không nên mặc quần áo quá dày, không thấm được mồ hôi khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.
Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Để phòng tránh viêm phế quản ở trẻ nhỏ hiệu quả nhất, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Tiêm phòng vaccine cúm cho trẻ sẽ phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả hơn.
– Giữ ấm, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh.
– Không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác đang bị nhiễm siêu vi.
– Vệ sinh cơ thể, răng riệng cho trẻ sạch sẽ hàng ngày.
– Thường xuyên rửa tay cho trẻ với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là với những bé đi nhà trẻ.
– Bảo đảm vệ sinh môi trường xung quanh trẻ thoáng mát, sạch sẽ.
– Các thực phẩm mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản gồm: các món xào, rán như: bánh rán, khoai tây chiên, thịt rán; hạn chế hàm lượng muỗi; giảm lượng đường tinh luyện; không nên ăn các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm.
– Các thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản: Rau xanh, hoa quả tươi; gạo, ngũ cốc; bột mì, đậu Hà Lan, sữa đậu nành, sữa bò, đậu phụ, trứng gà; các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp; nước lọc…
Hy vọng bài viết trê đây đã cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về bệnh viêm phế quá cũng như cách phòng tránh viêm phế quảm ở trẻ, nhằm tránh những ảnh hưởng không đáng có về sức khỏe, thể trạng và trí tuệ của trẻ sau này. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!