Từ xưa đến nay, trị cảm cúm bằng gừng không chỉ được Việt Nam sử dụng mà còn là bài thuốc truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khuôn khổ bài viết này, chuyên gia của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trị cảm cúm với gừng chi tiết và khoa học nhất.
Tại sao gừng có khả năng trị cảm cúm?
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng tiêu đờm, giảm buồn nôn, điều trị cảm cúm rất hiệu quả. Theo y học hiện đại, gừng có hoạt tính kháng khuẩn giúp hạn chế sự lây lan của virut cúm và virut cảm lạnh. Bên cạnh đó, gingerol và shogaol còn giúp thông mũi, thông xoang do đó rất tốt cho hệ hô hấp, đẩy lùi các chứng cảm mạo và viêm họng.
Ngoài ra, trong củ gừng có tinh dầu 2 – 3%, chất béo và đặc biệt là chất cay như zingeron, shogaola….như một loại thuốc trị sẹo tự nhiên. Hơn nữa, gừng còn chứa nhiều loại vitamin B1, B6, khoáng chất,… giúp đẩy lùi sự lão hóa cho da, hạn chế sự phát triển của tế bào sẹo..
3 cách trị cảm cúm bằng gừng nhanh chóng và dứt điểm
Chữa cảm cúm bằng gừng mật ong
Bằng cách kết hợp gừng với mật ong, chúng ta sẽ có một loại đồ uống kháng sinh mạnh, đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc điều trị cảm cúm, giảm bớt khó chịu trong dạ dày, giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn. Muốn thực hiện cách chữa cảm cúm bằng gừng mật ong, bạn cần chuẩn bị như sau: 1 nhánh gừng tươi, 250-300 ml nước sạch, 1 thìa to mật ong (nên dùng mật ong rừng nguyên chất để có hiệu quả tốt nhất)
Cách làm rất đơn giản: Bạn dùng 1 củ gừng tươi cạo sạch vỏ, đập dập hoặc thái lát mỏng. Đun sôi nước sạch rồi cho gừng vào cốc, đổ nước vừa đun sôi và để trong vòng 5-10 phút để gừng ngấm nước. Cho mật ong vào, hòa đều lên và uống khi thấy có dấu hiệu bị cảm cúm như sổ mũi, hắt hơi hoặc rát họng. Bạn nên kiên trì uống hỗn hợp gừng và mật ong 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ăn và buổi tối sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, chỉ sau khoảng 1-3 ngày, bạn sẽ hết cảm cúm.
Có thể kết hợp cách trị cảm cúm bằng gừng và mật ong với ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối từ 3-4 ngày. Khi cảm thấy đỡ hoặc khỏi hẳn, bạn vẫn nên uống thêm trong 1-2 ngày nữa (1 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ăn) để tăng cường sức để kháng, tránh bị cúm trở lại.
Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc, bị cảm cúm có nên uống trà gừng? Câu trả lời là nên uống trà gừng ngay khi các triệu chứng cảm cúm vừa mới xuất hiện. Cần lưu ý, nên uống ngay hỗn hợp gừng và mật ong khi thấy có dấu hiệu bị cảm cúm để đạt kết quả tốt nhất. Không nên cho mật ong ngay sau khi đổ nước sôi vào vì nước nóng sẽ làm giảm tác dụng của mật ong. Bạn nên uống khi nước mật ong gừng còn đang ấm, không nên để nguội hẳn rồi mới uống hoặc cho đá vào, làm như vậy sẽ không còn tác dụng nữa. Nếu bạn dị ứng với gừng hoặc mật ong thì không nên sử dụng cách này để trị bệnh.
Chữa cảm cúm bằng cháo gừng + Lòng trắng trứng gà
Ăn cháo gừng lúc còn ấm nóng có công dụng giúp người bệnh đổ mồ hôi nhanh, giải cảm, rất tốt cho người bị phong hàn, sợ rét, cơ thể đau nhức. Nguyên liệu gồm: gừng tươi: 5-10 gram, 2-3 lòng trắng trứng gà, hành lá, tía tô.
Cách thực hiện như sau: gừng tươi rửa sạch, gọt bỏ vỏ bên ngoài, thái chỉ, hành lá, tía tô rửa sạch thái nhỏ. Gạo vo sạch, nấu thành cháo rồi cho tất cả các nguyên liệu trên vào khuấy đều rồi bắc ra cho người bệnh ăn khi cháo còn nóng sẽ có tác dụng giải cảm rất tốt.
Canh gừng + Thịt gà
Không chỉ Việt Nam, người Trung Quốc và Ấn Độ cũng sử dụng cách chữa cảm cúm bằng gừng này. Món canh gừng thịt gà vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại vừa có tác dụng hạ sốt và lưu thông khí huyết giúp toát mồ hôi nhanh, đẩy lùi cảm cúm sau vài lần sử dụng.
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món ăn bao gồm có 10-20 gram gừng tươi và 30-50 gram thịt gà. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được: gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi giã nhỏ hoặc thái chỉ. Bắc nước lên bếp đun sôi, cho thịt gà vào nấu chín, sau đó cho gừng vào rồi khuấy đều. Bắc ra, ăn khi còn nóng sẽ nhanh chóng loại bỏ được các triệu chứng cảm cúm khó chịu.
Nếu áp dụng những cách trị cảm cúm bằng gừng như trên từ 2-3 ngày không thấy đỡ, bạn nên sử dụng những cách chữa khác hiệu quả hơn, chẳng hạn như siro Coje cảm cúm. Chính vì không chứa kháng sinh nên Coje rất an toàn, hiệu quả, có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Siro Coje giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm nhờ các thành phần: Paracetamol tăng ngưỡng chịu đau, kiểm soát các triệu chứng nhức đầu, đau khớp, đau cơ; Phenylephrine HCl giảm phù nề, sung huyết, tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi. Kháng histamin giảm sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt. Sản phẩm được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm TW3 và phân phối bởi Công ty Đại Bắc.
Để hiểu rõ hơn cách trị cảm cúm này và hiểu hơn tác dụng Siro Coje cảm cúm để trị bệnh, bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé!