“Tất tần tật” những thông tin về “cảm cúm đau họng – triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị” sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Bố mẹ đừng tiếc bỏ ra vài phút để cập nhật những thông tin hữu ích về cảm cúm – bệnh thường gặp và phổ biển ở trẻ nhỏ để có thêm kinh nghiệm chăm sóc con nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây cảm cúm đau họng
Cảm cúm là tình trạng viêm họng cùng với viêm mũi do vi rut gây ra (có đến hơn 200 loại vi rut gây bệnh này). Thông thường cảm cúm không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, nhất là với trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính lại là vấn đề không thể chủ quan.
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan virut. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có sức miễn dịch kém. Ở trẻ nhỏ, cảm cúm đau họng ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản gây viêm thanh quản do kích thước đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu và triệu chứng
Cảm cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh nhưng các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như sổ mũi, hắt hơi và nghẹt mũi.
Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virút cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là:
– Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện.
– Có cảm giác ớn lạnh.
– Đau họng.
– Nhức đầu.
– Đau nhức cơ bắp.
– Chóng mặt.
– Mệt mỏi.
– Ho.
– Chảy nước mũi.
– Ăn không ngon.
– Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực.
– Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
– Đau tai.
Trung bình, sau khoảng 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác sẽ biến mất nhưng tình trạng mật mỏi và ho vẫn sẽ kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nếu không điều được điều trị đúng cách và kịp thời, cảm cúm có thể dẫn đến viêm phổi và các biến chứng khác đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, người già và những người có vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.
Cách điều trị cảm cúm đau họng cho trẻ
Dưới đây là những cách chữa cảm cúm đau họng an toàn và hiệu quả bố mẹ có thể áp dụng khi thấy con xuất hiện các triệu chứng của cảm cúm:
+ Bổ sung vitamin C: Để nâng cao sức đề kháng cho con đồng thời tránh được bệnh cúm, bố mẹ nên tăng cường mệ miễn dịch cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày. Theo các chuyên gia sức khỏe, vitamin C còn có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa các biến chứng của cúm như viêm phổi. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con từ cán loại thực phẩm như nước cam, rau chân vịt, rau bắp cải…
+ Dùng giấy mềm lau mũi: Việc sử dụng giấy ăn hoặc khăn mặt lau nước mũi thường xuyên có thể khiến mũi trẻ bị kích thích và đỏ. Do vậy, tốt nhất mẹ nên sử dụng giấy thật mềm để lau mũi cho con.
+ Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con: Mẹ cần theo dõi liên tục và chính xác nhiệt độ cơ thể của con. Riêng đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các mẹ nên gọi hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy con sốt hơn38 độ và nên đưa con đến bệnh viện nếu con bị sốt kéo dài hơn 2 ngày.
+ Cho con uống nhiều nước để tránh mất nước đồng thời bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho có thể.
+ Để con nằm ngủ nghỉ ở nơi yên tĩnh. Việc cho bé nghỉ ngơi thật nhiều sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị cảm cúm đau họng.
+ Dùng thuốc cảm cúm đau họng như ibuprofen, acetaminophen để giảm sốt và giảm đau. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên vì nó có thể gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
+ Cho trẻ uống siro Coje cảm cúm để giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt… Coje cảm cúm không chứa kháng sinh, bào chế dạng siro, vị dâu dễ uống nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho bé uống. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh cảm cúm đau họng – triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Hy vọng những phương pháp điều trị bệnh cảm cúm trên đây sẽ giúp bé có một sức đề kháng tốt và luôn khỏe mạnh!.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.