Dù đã rửa tay thường xuyên hay tiêm vắc xin phòng cúm, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị cảm cúm trong thời tiết thất thường này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục sức khỏe. Vậy cảm cúm không nên ăn gì? Cảm cúm không nên uống gì để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Cảm cúm và những triệu chứng thường gặp
Cảm cúm là do vi rút gây ra, với các triệu chứng thường gặp là ho, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm giác ớn lạnh toàn thân…
Thông thường, các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần áp dụng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. Tuy nhiên, ở một số người, các triệu chứng của bệnh cảm cúm có thể kéo dài tới 3 tuần. Thời điểm dễ bị cảm cúm nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, mưa ẩm kéo dài và lạnh.
Cảm cúm không nên ăn gì?
Nếu không may mắn bị cảm cúm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn các thực phẩm dưới đây:
Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường
Các đồ ăn ngọt chứa nhiều đường như các loại bánh, kẹo, socola… Nhóm thức ăn này có thể gây viêm là làm suy yếu các tế bào máu trắng có khả năng chống nhiễm khuẩn cho cơ thể. Nếu muốn ăn vặt khi bị cảm cúm, bạn có thể thay thế bằng bỏng ngô.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa, sữa chua hay những chế phẩm được làm từ sữa chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, nhưng trong trường hợp bị cảm cúm, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này. Bởi nhóm thực phẩm này có thể khiến cơ thể sản xuất chất dịch nhầy nhiều hơn, khiến tình trạng ngạt mũi thêm khó chịu. Do vậy, nếu bạn đang băn khoăn cảm cúm không nên ăn gì thì hãy cân nhắc thật kỹ trước khi ăn uống sữa và các chế phẩm từ sữa.
Tuy nhiên, nếu trong trường bạn uống sữa và ăn các sản phẩm từ sức mà không thấu tình trạng bệnh cảm cúm nặng hơn, bạn hoàn toàn có thể ăn nhóm thực phẩm này. Hàm lượng vitamin D và protein dồi dào trong sữa chua giúp chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và cân bàng hệ vi khuẩn trong đường ruột rất tốt.
Carbohydrate tinh chế
Khi bị cảm cúm, các loại bánh quy giòn, bánh mì nướng có thể khiến tình trạng bệnh thâm trầm trọng. Carbohydrate tinh chế có trong các thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường, làm tăng lượng đường huyết, gây cản trở hoạt động chống lại nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp vẫn muốn ăn bánh mì, bạn nên chọn loại bánh mì được làm từ 100% lúa mì nguyên hạt.
Các thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh giàu chất béo
Ăn quá nhiều các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh giàu chất béo cũng chính là một trong những sai lầm trong ăn uống mà người bi cảm cúm nên tránh.
So với các nhóm thực phẩm khác, chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn, vì vậy việc ăn các thực phẩm này có thể gây đau bụng khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
Cảm cúm không nên uống gì?
Ngoài vấn đề cảm cúm không nên ăn gì thì cảm cúm không nên uống gì cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị cảm cúm không nên uống những thức uống dưới đây:
Nước soda, nước ép và các loại nước ngọt khác
Các loại nước soda, nước ép và nước ngọt hàm lượng đường rất lớn. Chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên của Viên Dinh dưỡng và chế độ ăn Mỹ cho biết, việc uống các loại nước này với hàm lượng đường quá cao có thể gây viêm và làm suy yếu các tế bào máu trắng có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho cơ thể.
Rượu
Tương tự với các thức uống chứa nhiều đường, uống rượu khi bị viêm nhiễm cũng sẽ làm suy yếu các tế bào máu trắng khiến cơ thể khó hồi phục hơn. Không chỉ vậy, việc uống rượu khi bị cảm cúm còn khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nhiều hơn, khiến hàm lượng rượu trong máu tăng cao.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng, khi bị cảm cúm hoặc thấy cơ thể không khỏe, hãy tránh xa rượu nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn kèm theo chứng nhức đầu, sốt, mệt mỏi và khó chịu.
Trà và cà phê
Trà và cà phê là hai loại đồ uống rất lợi tiểu. Việc uống trà và cà phê khi đang bị cảm cúm sẽ khiến cơ thể mất nước và khó hồi phục hơn. Chưa kể, chất caffeine trong cà phê có thể khiến bạn mất ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi sẽ càng mệt mỏi.
Thay vì uống rượu, trà, cà phê, nước soda, nước ép và nước ngọt, các chuyên gia sức khỏe khuyên người bị cảm cúm nên uống nhiều nước lọc, nước cam, nước chanh, các chất điện giải, nước gừng mật ong…
Hy vọng với những chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng, các bạn đã biết khi bị cảm cúm không nên ăn gì và không nên uống gì để mau khỏi bệnh. Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn uống, bạn nên kết hợp sử dụng siro Coje cảm cúm. Coje không chứa kháng sinh nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi uống, sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.