Thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường do giao mùa khiến cho vi khuẩn sinh sôi mạnh, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, trong đó có cảm cúm. Nếu không được điều trị kịp thời, cảm cúm có thể gây ra những biến chứng khó lường. Vậy, cảm cúm là gì, các triệu chứng, biến chứng và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Cảm cúm là gì?
Bệnh cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh xuất hiện đột ngột và thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển thành những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thông thường, chúng ta hay nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm (cúm). Đối với bệnh cảm lạnh, người bệnh thường bị đau hoặc viêm họng. Sau đó 1-2 ngày, các triệu chứng trên có thể biến mất, thay vào đó là các triệu chứng khác như: sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi trong chảy ra nhiều. Nếu bị cảm lạnh ở mức độ nặng hơn, nước mũi có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh, dịch mũi đặc hơn nếu bị nhiễm trùng. Ngoài ra, đối với trẻ em còn có thể thấy người nóng lên và sốt nhẹ.
Còn cảm cúm thường gây ra cơn sốt cao từ 38-39 độ C kèm theo mệt mỏi toàn thân và đau nhức cơ thể, sổ mũi nặng. Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nhanh chóng gây mệt mỏi trong khi cảm lạnh thường tiến triển chậm và dễ chữa khỏi bằng các chế độ chăm sóc đúng cách.
Các triệu chứng thường gặp của cảm cúm là gì?
– Triệu chứng cảm cúm điển hình là cơ thể đau nhức và mệt mỏi: Các khớp, các cơ xương luôn trong tình trạng đau mỏi, rã rời khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và thậm chí là kiệt sức ngay trong giai đoạn đầu bị vi-rút tấn công.
– Sốt cao kéo dài: là triệu chứng cơ bản nhất để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Khi bị cúm, người trưởng thành có thể sốt đến 38 – 39 độ C và kéo dài trong 3 – 4 ngày liền. Trong khi đó, trẻ em bị cảm cúm thường sốt cao hơn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
– Ho nhiều và khó thở: Cảm cúm sẽ gây ảnh hưởng tới đường thở và tất nhiên sẽ dẫn đến ho, khó thở, thở không sâu, đau tức ngực sau khi ho, đôi khi là nghẹt mũi, hắt hơi như cảm lạnh.
– Nhức, váng đầu: cơn đau đầu của cảm cúm diễn ra thường xuyên, dữ dội và “hành hạ” người bệnh nhiều hơn cảm lạnh thông thường rất nhiều trong khi đó, người bị cảm lạnh chỉ bị đau đầu nhẹ và đi kèm các triệu chứng thông thường.
Các biến chứng thường gặp khi mắc cảm cúm lâu ngày
Do không nắm rõ được cảm cúm là gì, nhiều người có tâm lý chủ quan dẫn đến các biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Nếu không được khám và điều trị kịp thời, biến chứng đầu tiên hay gặp phải do cảm cúm đó là biến chứng ở phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đây là một biến chứng đi kèm với các biểu hiện suy hô hấp và tổn thương nặng nề ở phổi trên phim chụp XQ hoặc chụp cắt lớp vi tính ngực.
Bên cạnh đó, biến chứng viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, H. Influenzae, vi khuẩn gram âm… thườngxuất hiện sau 4-14 ngày nhiễm cúm mà không được điều trị đúng cách.
Các biến chứng chủ yếu của cảm cúm là suy hô hấp tăng dần, cơ thể sẽ không đáp ứng với liệu pháp oxy và các biện pháp điều trị hỗ trợ khác khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch.
Biến chứng cảm cúm ở trẻ em còn nguy hại hơn. Trẻ hay bị viêm xoang, viêm tai giữa do nhiễm khuẩn thứ phát khi bị cảm cúm. Sau 4-6 ngày có triệu chứng cúm, trẻ bắt đầu đau tai, chảy dịch, chảy mủ tai và ngạt mũi kéo dài, có thể đưa đến các biến chứng về thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm tủy cắt ngang và hội chứng Guillain – Barré khiến tính mạng trẻ bị đe dọa.
Cách điều trị cảm cúm hiệu quả nhất hiện nay
– Súc miệng nước muối để diệt khuẩn: Khi bị cúm, cần súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày để giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Khi súc miệng cần sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để tăng thêm hiệu quả chống viêm.
– Xông hơi chữa cảm cúm: Xông hơi nóng bằng các loại thảo dược là bài thuốc tuyệt vời mỗi khi bạn bị cảm cúm bởi vì virus không thể hoạt động trong môi trường ẩm và nóng. Bên cạnh đó, việc tắm nước nóng cũng là một ý hay, giúp cho cơ thể thư giãn vừa giải cảm rất hiệu quả.
– Ăn tỏi điều trị cảm cúm: Tuy có mùi khó chịu nhưng tỏi lại là thực phẩm trị cảm cúm rất nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể cho thêm 1 vài lát tỏi tươi vào món ăn của mình khi chế biến. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trị dứt điểm triệu chứng cảm cúm vẫn là ăn tỏi sống.
– Dùng siro Coje cảm cúm: Nhờ chứa các thành phần Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin nên siro Coje cảm cúm có khả năng điều trị dứt điểm chứng cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau khớp,… nhanh chóng mà không hề để lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Do không chứa kháng sinh nên Coje cảm cúm rất an toàn, có thể dùng được cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.
Nếu vẫn còn thắc mắc cảm cúm là gì và cách sử dụng siro Coje để điều trị cảm cúm, bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn thêm nhé.