Vì sao trẻ bị cảm cúm lâu ngày không khỏi? Cảm cúm lâu ngày, triệu chứng và cách điều trị? Hãy đọc bài viết này để biết mình đã chăm sóc và trị bệnh cho con đúng cách khi cảm cúm chưa các mẹ nhé!
Vì sao trẻ bị cảm cảm lâu ngày không khỏi?
Dị ứng với thời tiết, thời tiết thay đổi đột ngột và thất thường hoặc sức đề kháng cơ thể yếu là những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị cảm cúm và bị các cơn ho hành hạ không ngớt.
Thông thường nếu được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Trong trường hợp các triệu chứng cảm cúm và ho cứ mãi kéo dài không khỏi, mẹ hãy xem liệu bé có gặp phải các vấn đề dưới đây không nhé:
+ Không uống đủ nước: Việc không uống đủ lượng nước sẽ khiến các dịch đờm tích tụ. Vì vậy, mẹ hãy cho trẻ uống thật nhiều nước, kết hợp cả các loại nước hoa quả để giúp hòa tan các dịch nhầy có trong cổ họng và đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn, giúp mũi họng thông thoáng.
+ Lạm dụng các loại thuốc xịt: Thuốc xịt mũi chỉ có tác dụng làm dứt tức thời các triệu chứng khó thở, ngạt mũi mà bệnh cảm cúm gây ra chứ không thể chữa bệnh triệt để.
Việc lạm dùng các loại thuốc xịt sẽ khiến lớp niêm mạc ở mũi bị kích thích mạnh nhiều lần, bị sưng và rất mẫn cảm dẫn đến chảy dịch mũi liên tục, dịch thành ở sau họng cũng tiết ra gây nên các cơn ho dai dẳng.
+ Độ ẩm quá khô hoặc quá ẩm ướt: Khi không khí ẩm ướt các loại nấm, vi khuẩn có điều kiện sản sinh nhiều hơn khiến mũi bị dị ứng, cơ thể bị kích thích gây cảm, cúm, ho.
Ngược lại, nếu không khí quá khô việc hít thở khó hơn, trẻ sẽ phải dùng lực mạnh hơn mỗi khi hít vào thở ra làm lớp niêm mạc hệ hô hấp bị tổn thương dẫn đến cúm hoặc ho khan. Nên duy trì mức độ ẩm trong nhà từ 60 – 70% là lý tưởng để sức khỏe được đảm bảo.
+ Lạm dụng kháng sinh: Thói quen tự ý mua thuốc kháng sinh là tình trạng phổ biến tại các gia đình Việt hiện nay. Điều này là hoàn toàn sai lầm và khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thuốc kháng sinh chỉ diệt được các vi khuẩn trong khi đó thủ phạm gây cảm cúm lại do nhiều chủng virus khác nhau gây ra. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh làm cơ thể yếu hơn, virus dễ xâm nhập hơn từ đó cảm cúm cứ nối tiếp cảm cúm và mãi không có dấu hiệu ngừng lại.
Triệu chứng và cách điều trị
Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các mẹ những thông tin về vấn đề: Cảm cúm lâu ngày, triệu chứng và cách điều trị.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm cúm:
Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi rút cúm, các triệu chứng ban đầu có thế xuất hiện là:
– Có cảm giác ớn lạnh.
– Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện.
– Nhức đầu.
– Đau nhức cơ bắp.
– Chóng mặt.
– Mệt mỏi.
– Ho.
– Chảy nước mũi.
– Buồn nôn.
– Đau họng.
– Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực.
– Ăn không ngon.
– Đau tai.
– Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
Cách điều trị cảm cúm lâu ngày không khỏi:
Điều trị cảm cúm đối với một đứa trẻ rất phức tạp. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau để giúp con cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn:
+ Cho bé nghỉ học ở nhà: Nếu bé sốt cao và quá mệt mỏi, mẹ hãy cho bé nghỉ học ở nhà để chăm sóc con tốt hơn. Việc được nghỉ ngơi sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh hơn và tránh lây lan vi trùng cho các bạn khác.
+ Điều trị sốt: Sốt là một dấu hiệu cho thấy con của bạn là chống lại sự nhiễm trùng của mình. Nếu sốt cao 38,5 độc C và trẻ có đau nhức, có thể dùng acetaminophen (Paracetamol) hay ibuprofen. Mẹ cần sử dụng đúng sản phẩm và liệu lượng theo chỉ định của bác sĩ.
+ Tránh mất nước: Giữ nước cho trẻ em là đặc biệt quan trọng khi chúng bị cảm cúm nói riêng và bị bệnh nói chung. Ngoài nước lọc thì nước ép hoa qua cũng rất tốt.
+ Chống nghẹt mũi: Nếu trẻ bị tắc mũi và khó thở, một trong những biện pháp khắc phục tự nhiên và tốt nhất là nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi, sau đó nhẹ nhàng thổi vào mũi của trẻ. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi cho trẻ em.
+ Điều trị da bị kích thích: Thường xuyên lau mũi có thể làm cho da mũi có màu đỏ và đau. Một cách để ngăn chặn điều này là để lau mũi bằng một miếng vải ẩm ướt, ấm áp.
+ Giữ tay sạch sẽ: Dạy trẻ nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi và trước khi ăn. Thói quen này có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giữ chúng khỏe mạnh.
+ Mật ong: Mật ong là không an toàn cho trẻ em dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc cho trẻ sơ sinh, nhưng nó có thể giúp làm dịu cổ họng và ho cho trẻ lớn hơn. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy, trẻ em từ 2-5 tuổi uống 1/2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ có thể ngăn chặn ho.
+ Tạo độ ẩm: Hơi ẩm lạnh dạng sương mù sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp bé thở dễ dàng hơn.
+ Sử dụng siro: Hiện đã có siro Coje cảm cúm không chứa kháng sinh dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Coje giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi vận mạch nhờ các tác động: Hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ; Giảm sổ mũi, nghẹt mũi; Giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp….
Trên đây là những thông tin về việc: Vì sao trẻ bị cảm cúm lâu ngày không khỏi? Cảm cúm lâu ngày, triệu chứng và cách điều trị? Hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc con tốt hơn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.