Cảm cúm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cảm cúm là một bệnh phổ biến, hầu hết ai cũng đã từng gặp phải. Nhưng liệu bạn có biết cảm cúm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết để biết những thông tin về bệnh lý này nhé.

Cảm cúm là gì?

Thực chất cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh khác nhau. Với các triệu chứng tương tự làm bạn dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Cảm lạnh thông thường các triệu chứng có thể tiến triển nhanh sau 48h. Khởi đầu thường là chảy nước mắt, nước mũi, tiếp theo là nghẹt mũi, có thể kèm theo ho, sốt nhẹ. Các triệu chứng thường kéo dài 3-10 ngày.

Bệnh cúm do các chủng virus cúm gây ra, tiến triển nhanh. Bạn có cảm giác ớn lạnh, sốt cao, có đau nhức cơ, mỏi các khớp. Các triệu chứng kéo dài từ 7-14 ngày hặc kéo dài đến 21 ngày nếu tình trạng trầm trọng. Bệnh từ đường hô hấp trên có thể lan xuống đường hô hấp dưới, thậm chí gây viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm khác.

cam cum
Triệu chứng cảm cúm khác với cảm lạnh nên các bạn cần lưu ý

Nguyên nhân chủ yếu gây cảm cúm là gì?

Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus. Trong đó cảm thường do virut Rhinovirus (chiếm 30-80% trường hợp). Còn cúm thường do các chủng virut như virut cúm A, B, C gây ra. Nếu bạn bị nhiễm virus cảm, cúm có thể do lây nhiễm từ người sang người hoặc do thời tiết.

Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói đều làm lây lan virus gây bệnh vào không khí.

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, khi đó virus sẽ qua tay, cơ thể của người khỏe xâm nhập vào hệ hô hấp.

Khi thời tiết thay đổi đặc biệt khi trở lạnh hoặc ẩm ướt là lúc bệnh cảm cúm xuất hiện nhiều hơn. Thời tiết lạnh làm hệ thống hô hấp nhạy cảm hơn. Đồng thời, độ ẩm không khí thấp làm tăng tỷ lệ lây nhiễm do không khí khô làm virus khuếch tán xa hơn và tồn tại lâu hơn.

Triệu chứng của cảm cúm

Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường khác nhau từ tuỳ từng người. Các triệu chứng có thể là:

– Chảy nước mắt, nước mũi

– Đau họng

– Hắt xì

– Ho

– Nghẹt mũi

– Chất nhầy tiết nhiều hơn ở đường hô hấp trên.

Còn bệnh cúm có các triệu chứng nặng hơn, bao gồm:

– Ho: Có thể ho khan hoặc ho có đờm

– Đau họng: Giống như cảm lạnh, đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm.

– Mũi bị tắc nghẽn: Điều này gây ra bởi lớp niêm mạc trong mũi của bạn sưng lên.

– Nhức đầu: Triệu chứng này gây ra bởi sự gia tăng nhiệt độ, nghẹt mũi và mất nước .

– Sốt: Cơ thể bạn có phản ứng chống lại bệnh cúm và nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 37.5 o C.

– Toàn thân đau nhức. Đây là dấu hiệu chắc chắn bạn không bị cảm lạnh mà là bị cúm. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có thể dùng các thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng.

Những điều nên và không nên làm khi bị cảm cúm

Bây giờ các bạn đã biết cảm cúm là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm cúm. Vậy khi bị cảm cúm, bạn nên và không nên làm gì để nhanh khỏi bệnh? Theo các bác sĩ, người bị cảm cúm tốt nhất nên nghỉ ngơi ở nhà, đừng cố gắng đi làm hoặc đến nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.

Đồng thời, hạn chế dùng các chế phẩm từ sữa giàu chất béo như pho mát, bơ. Vì khi bị cảm cúm, hệ thống tiêu hóa bị suy giảm chức năng, khó tiêu hóa. Do vậy, nếu tiếp tục nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống sữa chua hoặc sữa bò với một lượng thích hợp để bổ sung protein cho cơ thể. Lưu ý: Không nên uống sữa lạnh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Làm thế nào để làm giảm cảm lạnh và cúm?

Bạn sẽ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước để giảm các triệu chứng. Hãy nhớ một số điều sau để bạn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm:

Tạo độ ẩm không khí bằng máy phun sương giúp mũi và cổ họng bớt khô. Nên ăn các thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo hành tía tô, súp gà, đồng thời, rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm virus.

chao-tia-to
Ăn cháo tía tô giúp tiêu hóa tốt hơn và làm ấm cơ thể

Có thể dùng thêm các thuốc giảm triệu chứng cảm cúm không kê đơn để bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

+ Ăn uống đủ chất: Tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa mì, quả óc chó,… có chứa khoáng chất selenium,vitamin C vào thực đơn ăn uống hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Uống nhiều nước: Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị cúm, bạn nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, súp, cháo,…), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp chiếc mũi đang bị tắc nghẽn trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn.

+ Rửa tay thường xuyên: Khi bị cảm cúm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh.

+ Súc miệng nước muối: Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

Ngoài ra, nếu đã áp dụng nhiều cách mà các triệu chứng của bệnh cảm cúm vẫn chưa được cải thiện, bạn nên thử siro Coje cảm cúm. Với các thành phần paracetamol, phenylephrine HCl và kháng histamin,… siro Coje giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm một cách nhanh chóng. Siro Coje cảm cúm dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Hi vọng với bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin để hiểu cảm cúm là gì, các nguyên nhân và cách điều trị thích hợp. Gọi ngay đến số  18001125 (miễn cước) để được tư vấn cách sử dụng siro Coje nhé