Người bị cảm cúm uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Cảm cúm uống thuốc gì để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn mà không hại đến dạ dày luôn là điều rất được quan tâm. Tùy vào mức độ cảm cúm mà có các loại thuốc chữa phù hợp, nhưng tốt nhất người bị cảm cúm cần uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.

Cảm cúm uống thuốc gì
Người bị cảm cúm uống thuốc gì cho nhanh khỏi, lại không hại đến dạ dày?

Cảm cúm là gì và các triệu chứng thường thấy:

Cảm cúm là căn bệnh mà người mắc bệnh bị nhiễm virut cúm như A, B, C. Căn bệnh về đường hô hấp này thường hay xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa mưa – khi mà thời tiết ẩm ướt và là môi trường cho các siêu vi phát triển mạnh mẽ.

Những triệu chứng thường gặp khi bị cảm cúm đó là sổ mũi, hắt xì, đau họng, đau đầu, nhức mỏi người… Có đôi lúc người bị cảm cúm còn kèm theo ho, sốt cao trên 39 độ. Thậm chí nếu người bệnh nhiễm virut cúm A thuộc H1N1 còn gặp tình trạng nguy hiểm hơn.

Cảm cúm uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Thực tế khi có những triệu chứng của bệnh cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu… người bệnh thường tự ý mua thuốc kháng sinh, giảm đau để tự chữa trị cho mình. Nhưng họ không hề biết chính sự chủ quan này sẽ khiến cho bệnh không được điều trị đúng thuốc mà dạ dày còn bị ảnh hưởng xấu bởi thuốc giảm đau, kháng sinh.

Thuốc cảm cúm
Paracetamol là thành phần thuốc có tác dụng chữa trị cảm cúm

Chính vì thế, khi bị cảm cúm nặng, hay cảm cúm kéo dài, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp và kê các loại thuốc đúng với tình trạng. Thông thường, người bị cảm cúm uống thuốc có paracetamol hoặc aspirin và 1 số các thành phần khác như Phenylephrine, Hydrochloride, Caffeine, Noscapine, Terpin Hydrat, vitamin C… Trong đó, paracetamol được chuyên dùng hơn vì có tính an toàn, còn aspirin mặc dù có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt tốt nhưng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến người uống có thể bị xuất huyết. Một số thành phần khác trong thuốc cảm cúm

Ngoài mức độ cảm cúm, đối tượng người bị bệnh cũng là một yếu tố để các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn phù hợp. Ví dụ như trẻ con, người già bị mắc bệnh huyết áp hay phụ nữ đang mang thai.

Trẻ con bị cảm cúm uống thuốc gì?

Đối với trẻ nhỏ, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cảm cúm. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh mà không có kê đơn của bác sĩ. Trẻ nếu bị sốt chỉ nên sử dụng thuốc có chứa thành phần paracetamol và các loại siro lành tính, dễ uống và có mùi vị thơm ngon. Nếu trẻ sốt quá cao, sốt kéo dài thì cần đến bác sĩ.

Uống thuốc cảm cúm
Khi bị cảm cúm kéo dài hoặc sốt cao, người bệnh không nên tự ý uống thuốcKhi bị cảm cúm kéo dài hoặc sốt cao, người bệnh không nên tự ý uống thuốc

Người cao tuổi bị cảm cúm uống thuốc gì?

Những người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi có vấn đề về huyết áp thì không nên dùng thuốc cảm cúm có chứa phenylpropanolamin. Đây là chất co mạch giảm sung huyết, uống vào sẽ gây co mạch các bộ phận như tim, gan… Bên cạnh đó, người cao tuổi bị cảm cúm cũng không nên uống thuốc cảm cúm dạng viên sủi vì natri trong thuốc sẽ khiến huyết áp tăng.

Phụ nữ có thai bị cảm cúm uống thuốc gì?

Phụ nữ có thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm luôn cảm thấy lo lắng, thậm chí là sợ hãi nếu như bị cảm cúm. Vì bên cạnh nỗi lo cho sức khỏe của bản thân, mẹ bầu rất lo cho sự an toàn và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Khi bị cảm cúm nhẹ như hắt hơi, sổ mũi mẹ bầu nếu uống thuốc cảm cúm cần tránh các loại thuốc có chứa thành phần kháng histamin. Mẹ bầu bị cảm cúm nên uống các loại thuốc cảm chứa nhiều thành phần thảo dược, lành tính.