Mẹ đã nghe rất nhiều về bệnh cảm cúm ở trẻ, nhưng mẹ có biết trẻ có thể bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh cảm cúm và rubella ở trẻ, các mẹ hãy đọc để có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé nhé!
“Tất tần tật” những thông tin về bệnh rubella bẩm sinh ở trẻ
– Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh sốt phát ban dạng rubella do vi rút rubella gây ra, rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp và người đã nhiễm bệnh là nguồn truyền bệnh. Trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền nhiễm rất cao cho người tiếp xúc vì vi rút có thể đào thải nhiều tháng sau khi sinh.
– Triệu chứng: Các triệu chứng của bệnh rubella rất nhẹ nên rất khó được phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện sau khoảng 10 – 15 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng thông thường là sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 – 7 ngày.
– Biến chứng của bệnh rubella đối với trẻ em: Các bác sĩ cho hay, đối với trẻ nhỏ bệnh rubella rất ít xảy ra các biến chứng. Trẻ lớn và người lớn có biến chứng viêm khớp, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Hiếm khi xảy ra biến chứng xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc xuất huyết không giảm tiểu cầu. Rất hiếm xảy ra biến chứng viêm màng não.
– Cách điều trị: Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh Rubella ngoài biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm vắc-xin phối hợp ngừa 3 bệnh: Sởi, Quai bị, Rubella. Đặc biệt, không thể điều trị bệnh rubella bằng thuốc kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng chống lại vi rút.
Các bác sĩ cho hay, khi trẻ bị rubella, mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ; uống nhiều nước, nước cam, chanh giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng; hạ sốt bằng cách chườm khăn mát hoặc cho uống thuốc hạ sốt (nếu cần). Trường hợp trẻ bội nhiễm cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật cần sớm đưa vào bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ và những biến chứng không mong muốn
Cảm cúm là tình trạng nhiễm vi rút của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của trẻ. Các dấu hiệu, triệu chứng cảm cúm ở trẻ thường gặp nhất gồm:
– Hắt hơi.
– Chảy nước mũi, nghẹt mũi, mũi tắc nghẽn.
– Nước mũi lúc đầu trong và loãng, sau đó trở nên đặc hơn và chuyển sang màu vàng hoạc xanh lá cây.
– Sốt nhẹ khoảng 37,80C
– Ho
– Chán ăn, ăn không ngon miệng.
– Mệt mỏi khó chịu.
– Khó ngủ.
Các biến chứng không mong muốn từ bệnh cảm cúm ở trẻ em:
+ Viêm tai giữa: Khoảng từ 5 – 15 % trường hợp cảm cúm ở trẻ em gây biến chứng viêm tai giữa. Nguyên nhân gây viêm tai giữa là do vi khuẩn hoặc vi rút tấn công và xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
+ Thở khò khè: Bệnh cảm cúm có thể gây biến chứng thở khò khè, ngay cả khi trẻ không có bệnh suyễn.
+ Viêm xoang: Việc không điều trị dứt điểm bệnh cảm cúm có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang và viêm xoang.
+ Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp: viêm họng do streptococcus, viêm phế quản, viêm phổi và thanh quản. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia sức khỏe, khi trẻ mới chớm có dấu hiệu bị cảm cúm, bố mẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng ấm, bổ sung vitamin C, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi, uống siro Coje cảm cúm để giảm nhanh các biểu hiện cảm cúm ở trẻ em như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng, ho… Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện nặng thêm như sốt cao, tiêu chảy, nôn trớ, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin về bệnh cảm cúm và rubella ở trẻ. Hy vọng các mẹ đã có có thêm nhiều thông tin bổ ích trên hành trình chăm sóc con yêu. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và khôn lớn từng ngày!
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.