Cảnh báo những biến chứng của cảm cúm ở trẻ cực kỳ nguy hiểm

Do tâm lý chủ quan cho rằng bệnh cảm cúm sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không cần sử dụng thuốc nên nhiều mẹ đã không đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Tuy nhiên, việc không được điều trị kịp thời và đúng cách đã khiến bệnh cảm cúm trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu về các biến chứng của cảm cúm ở trẻ qua bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh các mẹ nhé!

Các biến chứng của cảm cúm ở trẻ nhỏ

Dưới đây là các biến chứng bệnh cảm cúm cực kỳ nguy hiểm ở trẻ:

– Viêm tai giữa: Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị viêm tai giữa do cảm cúm gây ra gồm: có dịch chảy ra từ tai sốt, nôn, mất khả năng nghe, khó chịu và cáu gắt…

– Viêm xoang: Cảm cúm kéo dài lâu ngày không khỏi, không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang và viêm xoang. Các triệu chứng phổ biến của viêm xoang gồm nghẹt mũi, ho, đau họng, đau răng, đau hàm trên, vị giác và khứu giác bị giảm sút.

– Viêm phổi: Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm là do vi rút Influenza, loai vi rút này rất dễ lây lan qua đường hắt hơi, ho và tiếp xúc với người bị cảm cúm.Viêm phổi là một trong những biến chứng thường gặp và phổ biến nhất khi trẻ bị cảm cúm. Đặc biệt, các bác sĩ cảnh bảo một số trường hợp trẻ nhỏ bị viêm phổi còn dẫn đến tử vong. Để hạn chế tối đa xảy ra biến chứng này, ngay khi thấy trẻ bị cảm cùm kèo theo các triệu chứng như khó thở, ho có đờm và dữ dội, thở dốc, sốt cao  38,9 độ C, đau tức ngực, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay lập tức.

bien-chung-cua-cam-cum
Viêm phổi là một trong những biến chứng thường gặp và phổ biến nhất khi trẻ bị cảm cúm

– Viêm phế quản: Biến chứng này xảy ra khi lớp màng nhầy của phế quản bị tác động và kích thích. Khi bố mẹ thấy con bị cảm cúm kèm theo ho đờm, cơ thể mệt mỏi, đau thắt ngực, sốt nhẹ… thì rất có thể bé đã bị viêm phế quản rồi.

– Viêm thanh khí phế quản: Đây cũng là một trong những biến chứng của cảm cúm phổ biến và thường gặp. Triệu chứng phổ biến là nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, đau họng, ho, khó thở, mệt mỏi, chán ăn…

– Viêm não: Biến chứng sau cảm cúm này ít khi xảy ra nhưng nếu vi rút cảm cúm tấn công vào mô não thì có thể làm sưng não, phá hủy các tế bào thần kinh, gây chảy máu hoặc tổn thương não. Một số triệu chứng khi bị viêm màng não gồm: sốt cao, đau đầu dữ đội, buồn nôn, buồn ngủ…

– Hội chứng Reye: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cảm cúm. Hội chứng Reye (gây sưng tấy trong não và gan) rất ít gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt hội chứng này thường xảy ra ở trẻ từ 2-16 tuổi và xuất hiện vài ngày sau khi bị cảm cúm.

– Các biến chứng khác: Bệnh cảm cúm cũng có thể gây ra các biến chứng như viêm cơ tim, viêm cơ, viêm màng ngoài tim.

hoi-chung-reye
Hội chứng Reye rất ít gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao

Các phương pháp điều trị cảm cúm ở trẻ

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh cảm cúm. Do vậy, cách tốt nhất là bố mẹ hãy chăm sóc con thật tốt bằng những phương pháp dưới đây:

– Vệ sinh, rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các chất dịch nhầy tích tụ ở trong mũi.

– Giữ độ ẩm không khí ở trong phòng trẻ từ 60-70% để làm giảm chứng nghẹt mũi, sổ mũi.

–  Nếu trẻ sơ sinh bị sốt 38 độ C hoặc cao hơn, mẹ có thể cho uống Acetaminophen với liều lượng phù hợp. Nếu trẻ đã 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho uống Ibuprofen. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý không được cho trẻ uống các loại thuốc này khi trẻ bị nôn mửa và mất nước.

– Tuyệt đối không cho trẻ dưới 18 tháng tuổi uống aspirin vì đây có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye.

khong-cho-tre-uong-aspirin
Tuyệt đối không cho trẻ dưới 18 tháng tuổi uống aspirin vì đây có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye

Để phòng ngừa các biến chứng của cảm cúm, ngay khi con có dấu hiệu đầu tiên bị cảm cúm, mẹ nên cho con uống siro Coje cảm cúm. Coje dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… của bệnh cảm cúm. Sản phẩm có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.