Chúng ta vẫn thường nghe nhiều đến 2 từ “cạo gió”. Nhưng cạo gió là gì? Kỹ thuật cạo gió đúng cách như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Hôm nay, chuyên gia của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về phương pháp chữa bệnh độc đáo, được lưu truyền lâu đời trong dân gian này.
Phụ nữ có thai có nên cạo gió không?
Cạo gió là gì?
Cạo gió là phương pháp sử dụng vật có cạnh hình cung tròn nhẵn như muỗng nhôm, miệng chén, đĩa sứ, rìa bát, rìa đồng tiền kim loại, lược, sừng trâu, nhẫn bạc, tác động lên các vị trí khác nhau trên cơ thể để phòng và chữa một số bệnh, đặc biệt là cảm mạo, cảm cúm, cảm lạnh…
Theo Đông y, có nguyên nhân gây ra cảm mạo: Một là do sức đề kháng của cơ thể giảm sút; hai là do các mầm bệnh như phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, cạo gió còn được sử dụng để chữa bệnh nhức đầu, hoa mắt, đau mình mẩy, chóng mặt..
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, cho đến nay, vẫn chưa công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá về những tác dụng của phương pháp cạo gió và y học hiện đại cũng còn những ý kiến khác nhau khi đặt ra vấn đề có nên công nhận đây là một phương pháp trị bệnh chính thống hay không. Nhưng trên thực tế, cạo gió nó vẫn tồn tại và phát triển cho đến hiện nay vì những hiệu quả mà nó mang lại cho người bệnh.
Cách cạo gió đúng cách và an toàn nhất
Mỗi loại bệnh có một cách cạo gió khác nhau, vì vậy, ngay sau đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật cạo gió đúng cách theo từng loại bệnh:
+ Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.
+ Sốt nóng nhức đầu: Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.
+ Đau nhức: Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.
+ Đau bụng, đi ngoài, nôn ọe,: Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Tiếp đó, cạo từ mặt ngoài của chân xuống tới mu bàn chân, phía sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.
+ Trúng gió, cảm nắng: Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên Thái Dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Nếu người bệnh đầu còn nặng, hãy ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.
Bạn có biết: Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào?
Một vài lưu ý khi cạo gió
Để cạo gió đúng cách và đạt kết quả trị bệnh như ý muốn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân ở trạng thái thư giãn.
– Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao.
– Người cạo gió cần cầm dụng cụ cạo gió thật thẳng, không cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết.
– Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày.
– Sau khi cạo gió khoảng 30 phút, không nên tắm rửa bằng nước lạnh và đi ra ngoài.
Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật cạo gió đúng cách chuyên gia chia ở trên, các bạn sẽ thực hiện cạo gió chữa bệnh thành công. Ngoài phương pháp cạo gió, bạn có thể tham khảo và sử dụng Coje cảm cúm khi bị cảm mạo, cảm cúm và cảm lạnh. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc, hoàn toan không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.