Nhiều người có cùng câu hỏi rằng khi trẻ hắt hơi có phải bệnh sởi hay không?
- Người viêm mũi dị ứng nên ăn gì để khỏi bệnh nhanh nhất
- Cách đơn giản chữa cảm cúm bằng cây cỏ xung quanh bạn
Thắc mắc từ đọc giả
Cách đây chưa lâu, một đọc giả lo lắng và hỏi bác sĩ về tình trạng của con gái 17 tháng tuổi. Được biết, bé bỗng nhiên bị sốt 38 độ C ngay sau khi thức dậy. Đồng thời, bé còn kèm theo triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, mắt lừ đừ.
Thấy vậy, chị liền cho bé gái uống thuốc hạ sốt thì tình trạng đỡ hơn một chút nhưng nước mũi vẫn chảy và thỉnh thoảng bé vẫn còn hắt xì. Đến một ngày sau, các triệu chứng khác đều khỏi hẳn ngoại trừ hắt hơi và chảy mũi. Do đó chị lo sợ rằng con gái bị nhiễm sởi, đặc biệt là thời điểm đó đang là mùa dịch sởi. Và chị muốn hỏi bác sĩ rằng con gái hắt hơi có phải bệnh sởi hay không?
Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Trước tiên nói về sởi, đây là bệnh lý truyền nhiễm dễ dàng thuộc đường hô hấp ở trẻ em. Khi mắc bệnh thì trẻ sẽ có một số triệu chứng như viêm giác mạc mắt, lở họng, tiêu hóa kém và dấu hiệu đặc trưng là phát ban toàn thân.
Thời gian ủ bệnh khoảng trên 10 ngày, có trẻ sẽ sốt nhẹ trong 5-6 ngày đầu tiên và sau đó mới bắt đầu hắt hơi, chảy mũi, đi phân tướt. Tiếp đến mới là thời điềm bùng phát các triệu chứng đặc trưng như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, ho khan, chảy nước mắt, nước mũi và phát ban. Thông thường ban sởi sẽ tự khỏi sau 1 tuần và sức khỏe của trẻ cũng dần hồi phục.
Về vấn đề của con gái vị đọc giả này thì bác sĩ cho biết rằng có thể cháu sẽ không mắc bệnh sởi nếu như đã tiêm ngừa. Thông thường sởi được tiêm ngừa từ tháng thứ 9 trở đi và khả năng kháng bệnh lên đến 90%. Với trường hợp bé gái này thì không phải là do bệnh sởi. Chứng hắt hơi chỉ là triệu chứng của cảm cúm thông thường mà thôi. Sau khi các triệu chứng nóng, sốt đã hết mà hắt hơi, chảy mũi vẫn còn là hiện tượng bình thường. Có thể vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Lưu ý rằng nên cho trẻ tiêm ngừa bệnh sởi đầy đủ để phòng ngừa bệnh.