Mách bạn cách điều trị bệnh viêm mũi xung huyết hiệu quả

Viêm mũi xung huyết là 1 căn bệnh tuy không quá nguy hiểm đối với cơ thể nhưng lại rất dễ biến chứng phức tạp, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Để hiểu rõ về viêm mũi xung huyết, nguyên nhân và cách điều trị bệnh này tại nhà, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây viêm mũi xung huyết

Là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, phù nề, đỏ rực và chảy máu dữ dội. Viêm mũi họng sung huyết được biết đến với tên gọi khác là viêm họng cấp, là bệnh lý phổ biến và thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cũng có thể xuất hiện cùng với một số bệnh lý như phát ban, viêm amidan, cúm sởi. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh còn gây ra viêm họng mãn tính và ung thư vòm họng rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng xung huyết chủ yếu là do các loại vi rút tấn công (chiếm tới 60-80%), 20-40% trường hợp bị bệnh còn lại là do vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, bệnh dễ xảy ra và phát triển mạnh hơn ở các đối tượng sau:

Người bị viêm mũi xung huyết sẽ bị hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, tắc mũi, nghẹt mũi và khó thở. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị ho, người mệt mỏi, uể oải. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: thị lực giảm sút, viêm họng, mắc các bệnh về đường hô hấp….

viêm mũi xung huyết
Là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, phù nề, đỏ rực và chảy máu dữ dội

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xung huyết, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

– Nhiễm trùng xoang: Nếu người bệnh bị chảy máu mũi có màu đỏ sậm, kèm theo mùi hôi thối thì có thể tình trạng bệnh đã chuyển biến sang dạng viêm xoang. Lúc này, người bệnh cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để chụp chiếu, nội soi và có cách điều trị phù hợp.

– Do vi khuẩn, virus tấn công: Tình trạng tổn thương ở niêm mạc mũi có thể nặng hơn và gây ra xung huyết nếu có sự tấn công của vi khuẩn, vi rút mà không có giải pháp khắc phục kịp thời.

– Thời tiết khắc nghiệt: Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng có thể gây kích ứng mũi, khô mũi, hắt hơi nhiều làm tổn thương niêm mạc hoặc vách ngăn mũi. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể gây viêm mũi xung huyết.

– Thói quen xấu: Dùng tay ngoáy mũi là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải. Hành động này sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, vỡ các mạch máu gây xung huyết. Không chỉ vậy, tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, nên thói quen ngoáy mũi có thể khiến tình trạng nhiễm khuẩn mũi nặng và khó chữa hơn.

nguyên nhân gây xung huyết mũi do virus, vi khuẩn
Nguyên nhân đa phần là do virus, vi khuẩn

Cách phòng ngừa viêm mũi xung huyết

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi họng xung huyết hiệu quả, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống luôn sạch sẽ và thoáng mát.

– Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, nhất ở ở cổ, ngực và mũi.

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.

– Uống đủ nước, bổ sung các vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện khoa học, hợp lý.

Cách chữa trị viêm mũi xung huyết hiệu quả

Nếu bệnh nhân viêm họng do virut, cách chữa trị tốt nhất là tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất kết hợp với điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau họng, giảm ho, vệ sinh mũi họng thường xuyên. 

Trường hợp viêm mũi xung huyết quá nặng, buộc phải dùng kháng sinh thì các bác sỹ thường kê nhóm bêta lactam, macrolid hoặc azithromycin thông qua đường uống hoặc đường tiêm. Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng nhất là paracetamol dạng gói bột, hỗn dịch, viên nén, viên sủi hoặc viên đặt hậu môn. 

ve-sinh-mui-bang-nuoc-muoi

Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tùy theo người bệnh ho có đờm hoặc ho khan, người bệnh sẽ được kê toa thuốc giảm ho, nhưng thông thường triệu chứng ho sẽ tự khỏi khi hết viêm nhiễm ở họng nên người bệnh không nhất thiết phải uống thuốc ho. 
Một cách điều trị viêm mũi xung huyết hiệu quả nữa đó súc họng bằng các loại thuốc như: bicacmin, givalex, eludril,… Tuy nhiên, cần lưu ý, các thuốc này chỉ được ngậm, không được nuốt vào.        

Đơn giản và rẻ tiền nhất là người bệnh có thể pha nước muối ấm nhạt như nước canh để súc họng. Để tránh viêm mũi xung huyết ở trẻ nhỏ, khi thấy con xuất hiện 1 trong các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…bố mẹ nên cho con uống Coje cảm cúm. Coje bao gồm các thành phần: Paracetamol, Phenylephrine HCl và kháng histamin giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng trên, sản phẩm không chứa kháng sinh nên an toàn cho trẻ.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về viêm mũi xung huyết cũng như cách dùng siro Coje nhé.