Có rất nhiều loại thuốc điều trị cảm cúm cho các mẹ đang cho con bú hiệu quả, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, việc sử dụng thuốc Tây là không nên vì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến bé yêu. Chính vì thế, các mẹ “bỉm sữa” nên áp dụng các mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.
4 mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú cực an toàn và hiệu quả
- Mùi tàu
Công dụng: Mùi tàu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ra mồ hôi, giải cảm.
Bài thuốc: Lấy 40g mùi tàu, 20g cúc tần, 20g ngải cứu, 10g gừng tươi. Những nguyên liệu trên mang thái nhỏ, cho vào 400 ml nước vào sắc đến khi còn 100 ml. Lấy lượng thuốc sắc được uống 2 lần/ngày khi còn ấm nóng. Sau khi uống, đắp chăn để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người.
- Bưởi
Công dụng: Vỏ bưởi chứa tinh dầu có vị đắng, cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.
Bài thuốc: Chuẩn bị 1 nắm lá bưởi, hương nhu, lá sả, lá chanh. Rửa sạch rồi cho tất cả các loại lá đó vào nồi, cho nước vào đun sôi. Sau đó, dùng nước để xông. Đây là mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú được rất nhiều mẹ áp dụng và cảm thấy dễ chịu thoải mái sau khi xông.
- Hành
Công dụng: Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm thông khí, tan lạnh, giải cảm, sát trùng…
Bài thuốc: Chuẩn bị 15g hành, rửa sạch rồi giã nhỏ. Rửa sạch và thái nhỏ 20g tía tô. Cho cả hai vào cháo loãng nóng, trộn đều rồi ăn. Ăn xong đắp chăn kín để cho ra mồ hôi.
- Kinh giới, tía tô
Công dụng: Kinh giới, tía tô là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, đồng thời cũng là mẹo chữa cảm cúm khi cho con bú rất hiệu quả. Tía tô và kinh giới đều có tính ấm, vị cay, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh.
Bài thuốc: Cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ 2 bát nước vào sắc đến khi chỉ còn 1 bát nước lấy uống khi còn ấm. Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm cho ra mồ hôi. Lưu ý: Khi sắc nên đậy kĩ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều.
Lời khuyên với bà mẹ cho con bú khi bị cúm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất mà không một thực phẩm nào có thể thay thế được. Vì thế, ngay cả khi bà mẹ bị cúm, lời khuyên tốt nhất là tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, vì những nguy cơ lây lan có thể gặp phải, các bà mẹ nên thực hiện những hướng dẫn sau:
+ Các trường hợp bị cúm nặng, hắt hơi liên tục, ho liên tục, khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con một thời gian. Tạm ngừng cho con bú lại trong 2-3 ngày tính từ khi xuất hiện bệnh. Những ngày sau đó có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay trước khi bế con, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để tiêu diệt hoàn toàn virut.
+ Nên cách ly với con, cho con nằm trong một buồng riêng biệt và nhờ người thân trong gia đình hỗ trợ chăm sóc bé các thay tã lót, thay bỉm, rửa mặt mũi…
+ Mẹ cũng nên đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người thân để hạn chế lây virut sang người xung quanh vì những người này có thể là đối tượng trung gian truyền bệnh cho bé. Mọi việc chỉ có thể bình thường sau 2 tuần tính từ khi bà mẹ giảm các triệu chứng cảm cúm.
Với những mẹo chữa cám cúm khi cho con bú trên đây, hy vọng các mẹ sẽ sớm khỏi bệnh để chăm sóc bé yêu mỗi ngày! Hãy liên hệ tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 nếu cần được tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu nhé!