Nghẹt mũi khi ngủ là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không gây phiền phức lúc trẻ còn thức nhưng lại khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc vào ban đêm. Đáng nói, nghẹt mũi còn khiến bé phải thở bằng miệng, gây khô rát cổ họng, dẫn đến nguy cơ viêm phế quản và viêm họng.
Mục lục
Tại sao trẻ hay bị nghẹt mũi khi ngủ?
Nghẹt mũi là tình trạng niêm mạc ở một bên của mũi bị ứ đầy máu trong khi niêm mạc ở bên đối diện các mạch máu lại như bị trống rỗng, không có máu. Khi bị nghẹt mũi, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho; thở bằng miệng khiến họng khô, rát; vướng họng và nôn trớ do chất nhày ở mũi chảy xuống họng…
Về lý do tại sao trẻ hay nghẹt mũi lúc ngủ, các chuyên gia sức khỏe cho biết, sở dĩ trẻ thường hay bị nghẹt mũi vào ban đêm khi đi ngủ là vì vào ban ngày, trẻ luôn ở tư thế vận động, các chất nhầy tiết thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Trong khi đó, khi nằm ngủ, các chất nhầy, nhớt và đờm trong mũi, cổ họng không thoát ra ngoài được, gây ho và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn, trẻ bị khò khè và khó thở.
Cách giảm nghẹt mũi lúc ngủ
Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ quan tâm khi đang nuôi con nhỏ. Để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, bố mẹ hãy thực hiện một số phương pháp sau trước khi trẻ đi ngủ:
– Vệ sinh, làm thông thoáng mũi bằng nước mũi sinh lý 0,9%, giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Biện pháp này còn giúp sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần/ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú, ăn và ngủ.
– Với trẻ lớn, mẹ có thể xông hơi bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước ấm để cho bé ngửi hơi nóng bốc lên. Hơi nước sẽ làm các dịch đờm trong mũi, họng dễ dàng thoát ra, giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi khi ngủ cho trẻ hiệu quả.
– Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi của trẻ, thực hiện vài ba phút tình trạng nghẹt mũi giảm ngay. Hoặc mẹ có thể lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi, làm nhiều lần trong ngày trẻ sẽ thở dễ dàng hơn.
– Làm ấm lòng bàn chân, vùng lưng, ngực của trẻ bằng cách thoa tinh dầu tràm giúp làm giảm triệu chứng ngạt mũi do cảm cúm.
– Kê cao gối cho trẻ khi nằm ngủ sẽ giúp trẻ dễ chịu, thoải mái và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, mẹ chú ý cần kê hẳn một phần vai của con lên gối để trẻ không bị mỏi cổ và không tốt cho sức khỏe. Hoặc mẹ có thể cho bé nằm nghiêng.
Cách phòng chống nghẹt mũi cho trẻ
+ Giữ đồ đạc trong phòng luôn sạch sẽ, vệ sinh các chỗ khuất, trong nhà để loại bỏ vi khuẩn và tiêu diệt nấm mốc. Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị bệnh.
+ Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh. Nếu không có việc quan trọng thì tốt nhất không cho bé ra ngoài khi trời lạnh.
+ Không để chĩa quạt vào thẳng trẻ để tránh khô mũi họng về đêm.
+ Nếu sử dụng điều hòa, mẹ nên để nhiệt độ phòng phù hợp 20-25 oC với quạt sưởi, 28 oC với máy lạnh.
+ Thường xuyên rửa tay cho trẻ vì có tới 80% các loại bệnh nhiễm trùng đều lây qua tiếp xúc.
+ Tiêm phòng cúm cho trẻ trước mỗi mùa dịch…
3 mẹo trị nghẹt mũi chảy nước mũi không cần thuốc Tây cực hiệu nghiệm
Ngoài những cách phòng và trị nghẹt mũi khi ngủ ở trên, các mẹ có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm siro Coje cảm cúm. Sản phẩm được chứng nhận có khả năng làm thông thoáng đường thở, trị nghẹt mũi hiệu quả, giúp bé mau khỏe mạnh, ngủ sâu giấc hơn và tránh những triệu chứng nóng sốt, biếng ăn, suy nhược cơ thể. Siro Coje không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ, sản phẩm dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.